về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.2.4.1 Công tác tuyên truyền
Trong 5 năm, huyện Võ Nhai đã ban hành các văn bản chỉ đạo đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thường xuyên kiện toàn các ban chỉ đạo khi có sự thay đổi nhân sự. Tổ chức các hội nghị truyền thông nâng cao năng lực về việc làm và dạy nghề tới các cán bộ chủ chốt ở cơ sở, thành phần tham dự là các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, TT; thủ trưởng các ngành liên quan. Hàng năm tổ chức hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch đầu năm, sơ kết, đôn đốc thực hiện kế hoạch 6 tháng, 01 năm.
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Võ Nhai đưa chuyên đề về nội dung, chính sách và kế hoạch triển khai Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg vào chương trình các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt các địa phương, các ngành trên địa bàn huyện.
Trung tâm Văn hóa, Thể thao – Truyền thông huyện đã xây dựng các chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cức tham gia học nghề; tuyên truyền phổ biến về các làng nghề, các mô hình dạy nghề có hiệu quả…
2.2.4.2 Công tác khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn
Hàng năm Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 của huyện giao cho các cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Tổ chức tập huấn về công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề cho các xã, thị trấn. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, phối hợp với các chính quyền cơ sở xã, thị trấn tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, xây dựng danh
mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của từng địa phương, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, đồng thời thông báo tuyển sinh rộng rãi bằng văn bản và thông báo trên các phương tiện thông tin khác. Để mở các lớp nghề dựa trên nhu cầu của người học nghề và đề nghị của các địa phương.
2.2.4.3 Công tác kiểm tra, giám sát
Hàng năm, Phòng Lao động - TB và XH huyện là cơ quan thường trực về công tác đào tạo nghề của huyện thành lập các đoàn kiểm tra, phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất các lớp đào tạo nghề được mở trên địa bàn huyện nhằm để kịp thời phát hiện và giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, giám sát được sử dụng từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách huyện.
Qua công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án đã nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị về công tác đào tạo nghề, yêu cầu quản lý nhà nước về đào tạo nghề nhằm hỗ trợ cho lao động nông thôn có nhận thức đúng đắn về học nghề, tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp. Huy động sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề để từ đó khắc phục kịp thời những tồn tại, vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện.