Chấtlượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Võ Nhai qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 68)

đánh giá của cơ sở đào tạo, người lao động và cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn huyện

2.2.3.1 Đánh giá của cơ sở đào tạo

Kết quả học tập của người lao động nông thôn khi tốt nghiệp các khóa học được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tổng hợp thông qua báo cáo tổng kết lớp họccủa các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. 8 Chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT huyện Võ Nhai qua đánh giá của các cơ sở đào tạo nghề

Năm Số học viên tốt nghiệp (người)

Trong đó xếp loại Giỏi Khá Trung bình 2014 425 47 256 122 2015 532 51 303 178 2016 580 49 334 197 2017 720 65 421 234 2018 812 56 532 224

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Võ Nhai)

Qua bảng ta thấy, hàng năm tỷ lệ người lao động tham gia học tập tốt nghiệp đạt khá, giỏi chiếm trên dưới 70%, qua đây có thể thấy được sự cố gắng, nỗ lực của các cơ sở đào tạo nghề cũng như người lao động được tham gia học tập.

0 100 200 300 400 500 600

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Gỏi Khá Trung bình

Biểu đồ 2. 1 Biểu đồ so sánh xếp loại học lực của học viên sau khi tham gia các khóa đào tạo nghề trên địa bàn huyện Võ Nhai

2.2.3.2 Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Võ Nhai qua đào tạo nghề

Theo số liệu tổng hợp của Phòng Lao động - TB&XH huyện Võ Nhai thì lao động sau khi tham gia các khóa đào tạo nghề đã có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp và có thu nhập ngày càng ổn định.

Bảng 2. 9 Tình hình việc làm sau đào tạo của lao động nông thôn

Năm

Tổng lao động đã được đào tạo nghề

(người)

Số lao động có việc hoặc tự tạo việc làm

(người) Tỷ lệ (%) 2014 425 294 69,2 2015 532 382 72 2016 580 429 73,9 2017 720 540 75 2018 812 665 81,9

(Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH huyện Võ Nhai) Bảng 2. 10 Thu nhập của người lao động sau đào tạo nghề

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

- Mức lương bình quân/ năm của

lao động nữ (triệu) 2,5 3,0 3,5 3,5 3,8

- Mức lương bình quân/ năm của

lao động nam (triệu) 3,0 3,2 4 4,5 4,7

(Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH huyện Võ Nhai)

Qua hai bảng trên ta thấy được tỷ lệ lao động có việc làm sau các lớp đào tạo nghề là khá cao ổn định ở mức trên 70% trong 4 năm liền và kể cả lao động nam và lao động nữ đều có mức thu nhập ổn định.

2.2.3.3 Đánh giá của người lao động đã qua các lớp đào tạo nghề

Qua khảo sát 90 người đã và đang tham gia đào tạo, khi được hỏi về nội dung của chương trình đào tạo nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định thì có tới 92,3% người lao động sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề cho rằng chương trình học đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động

và phù hợp với nhu cầu học nghề xu thế phát triển, chỉ có 7,7% số người được hỏi cho rằng chương trình học chưa phù hợp và cần phải bổ sung thêm một số nội dung (Bảng 2.13).

Bảng 2. 11 Đánh giá của người lao động về nội dung chương trình đào tạo sau khi được tham gia đào tạo nghề

STT Mức độ đánh giá Số ý kiến (n=90) Tỷ lệ (%) 1 - Rất hữu ích 15 16,6 2 - Hữu ích 68 75,5 3 - Chỉ sử dụng được một phần 7 7,7 4 - Không có tác dụng - -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Bảng 2. 12 Đánh giá chung của người lao động sau khi tham gia học nghề (n=90)

STT Chỉ tiêu đánh giá

Số ý kiến đồng

ý

Tỷ lệ (%)

1 Kiến thức và tay nghề được nâng lên 83 92,2

2 Có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn 30 33,3

3 Thu nhập tăng lên 40 44,4

4 Không vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế 5 5,5

5 Ý kiến khác…. 21 23,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy, hầu hết các học viên (người lao động tham gia các lớp đào tạo nghề) đều cho rằng sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề thì kiến thức và tay nghề được nâng lên (chiếm 92,2%). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30-40% số ý kiến cho rằng sau khi tham gia các khóa đào tạo nghề giúp họ có thu nhập cao hơn và có cơ hội tìm việc làm tốt hơn. Có 5 ý kiến học viên cho rằng sau các khóa đào tạo nghề thì họ cũng không vận dụng được kiến thức vào trong thực tế. Điều này chứng tỏ công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện hiện nay ít nhiều vẫn có những vấn đề bất cập và chưa thực sự phù hợp với tất cả các học viên.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Ý kiến khác…

Không vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế

Có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn

Thu nhập tăng lên Kiến thức và tay nghề được nâng lên

Biểu đồ 2. 2 Ý kiến đánh giá của học viên sau khi tham gia đào tạo nghề

2.2.3.4 Chất lượng lao động được đào tạo qua đánh giá của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn huyện

Qua tổng hợp số liệu điều tra cán bộ quản lý của 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng người lao động đã tham gia các khóa học đào tạo nghề tạo nghề trên địa bàn huyện ta được bảng dưới đây:

Bảng 2. 13 Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động sau khi tốt nghiệp

Ý kiến đánh giá TT Tiêu chí đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung

bình Kém

1 Kiến thức chuyên môn - 10 6 4 -

2 Kỹ năng làm việc - 8 8 4 -

3 Khả năng tiếp cận công nghệ, thiết

bị mới - 9 7 4 -

4 Khả năng lao động sáng tạo - 7 6 7 -

5 Khả năng phối hợp, làm việc nhóm - 9 5 6 -

6 Khả năng giải quyết các tình huống - 8 8 4 -

Đánh giá khách quan của phía các cơ sở sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành… của người lao động đã qua đào tạo các ý kiến tập trung ở mức độ tốt, khá, trung bình, trong đó các ý kiến đánh giá ở mức độ khá và trung bình chiếm tỷ lệ cao từ 50 - 60%. Điều này chứng tỏ chất lượng đào tạo nghề còn chưa thật sự đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)