Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 44)

Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng, góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo; thời gian qua, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khảo sát, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi để người lao động được lựa chọn học những nghề phù hợp [9].

Theo thống kê, số người trong độ tuổi lao động của huyện Tuần Giáo chiếm trên 60% tổng dân số. Ðây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo nhưng cũng là vấn đề khó khăn thách thức trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm của địa phương. Trước thực trạng đó, huyện Tuần Giáo tổ chức điều tra, rà soát số lượng lao động trên địa bàn, qua đó nắm bắt kịp thời số lao động có việc làm, không có việc làm, lao động được đào tạo nghề, lao động chưa qua đào tạo nghề và nhu cầu học nghề của người lao động để tổ chức tuyển sinh mở các lớp dạy nghề trên địa bàn cho phù hợp. Công tác tổ chức điều tra thu thập thông tin về cung, cầu lao động; cơ sở dữ liệu thị trường lao động và thực trạng sử dụng lao động trong các doanh nghiệp cũng được thực hiện thường xuyên [9].

Tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tuần Giáo: Trong thời gian qua, Trung tâm đã tiến hành đào tạo các hệ sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên với đa dạng các ngành nghề đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo người dân lao động và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các nghề được đào tạo chủ yếu là nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp. Cụ thể như các lớp: Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng - trừ dịch hại cho các loại cây trồng; kỹ thuật trồng và khai thác rừng; sửa chữa xe máy, máy công trình; gò hàn cơ khí; kỹ thuật xây dựng... Trung tâm tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, giáo viên trong công tác tuyển sinh, nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của người học để kịp thời đưa ra những giải pháp thực hiện hợp lý, tạo điều kiện cho người học quen dần và tiếp cận khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Trung tâm đào tạo nghề cho 616 lao động, gồm 19 lớp nông nghiệp, 2 lớp phi nông nghiệp. Lao động qua đào tạo đã áp dụng kiến

thức, kỹ năng mới vào sản xuất góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt gần 80%. Một số nghề có tỷ lệ tìm được việc làm cao như: Sửa chữa xe máy, gò hàn, xây dựng dân dụng… Nhiều học viên sau khi học nghề mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng sản xuất, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất mới, mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho gia đình [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)