Dự báo về xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu về đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 80)

cho lao động nông thôn huyện Võ Nhai trong những năm tới

Trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế trong những năm qua, phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của huyện, dự báo trong những năm tới, kinh tế của huyện tiếp tục đạt được những thành tựu như: Duy trì tốc độ phát triển kinh tế đạt 12%/năm trở lên, cơ cấu kinh tế với giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu, các kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng được với yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn để thu hút đầu tư, giải quyết việc làm. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Võ Nhai tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp [21]. Để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, công tác đào tạo nghề trong thời gian tới cần phải đạt được các yêu cầu:

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng lao động phi nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có cơ cấu lao động trong các lĩnh vực là: Công nghiệp, TTCN, xây dựng là: 25%; Dịch vụ: 20%; Nông - lâm - thủy sản: 55%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 56% trở lên.

- Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 700 LĐNT trở lên để đến năm 2025, lao động trong các ngành phi nông nghiệp chiếm 45%; lao động được đào tạo chiếm 56 -60%. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập của lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ mục tiêu xây dựng huyện Võ Nhai ngày càng phát triển.

Bảng 3. 1 Dự báo tổng cầu lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2020-2025

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu

Năm

2015 2018 2025

Tổng LĐ các ngành 41.024 41.664 43.550

- Nông, lâm nghiệp 13.127 11.665 10.626

- CN, TTCN và XDCB 16.820 18.832 20.033

- Thương mại, dịch vụ 8.656 8.749 10.452

Khác 2.420 2.458 2.460

(Nguồn: Đề án đào tạo nghề cho LĐNT huyện Võ Nhai giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025)

Qua bảng cho thấy, dự báo về số lượng lao động nghề trong các ngành Công nghiệp, TTCN và XDCB; Dịch vụ và thương mại đều tăng qua các giai đoạn; lao động trong ngành nông nghiệp giảm qua các giai đoạn. Cụ thể số lượng lao động đào tạo nghề trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp năm 2015 dự báo là 13.127 lao động, đến năm 2025 con số này giảm xuống 10.626 lao động. Số lượng lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ được dự báo tăng từ 8.656 lao động tăng lên 10.452 lao động. Đặc biệt ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng là ngành có số lượng lao động dự báo tăng mạnh nhất từ 16.820 lao động năm 2015 tăng lên 20.033 lao động năm 2025 [22]. Qua đây cho thấy, theo dự báo thì huyện Võ Nhai đang có định hướng phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện.

3.2.2 Quan điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Võ Nhai trong thời gian tới

3.2.2.1 Quan điểm phát triển

- Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn. Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn [22].

- Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kinh tế phát triển – kinh tế xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương.

- Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình. - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn [22].

- Huy động cao nhất các nguồn nội lực kết hợp với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động.

- Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

- Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, môi trường cho phát triển du lịch.

- Gắn phát triển kinh tế với phát triển hệ thống đô thị và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng.

- Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

3.2.2.2 Định hướng phát triển

- Tạo việc làm bình quân mỗi năm cho 1.000 lao động trở lên giai đoạn 2020-2025. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 56% đến năm 2025 [21].

- Nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên để nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện.

- Tăng tỷ trọng đào tạo trình độ sơ cấp nghề phi nông nghiệp trong tổng quy mô tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm.

- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, người học nghề và người sử dụng để đáp ứng trình độ, ngành nghề cho sản xuất.

- Đa dạng hóa, linh hoạt các cấp trình độ đào tạo để đáp ứng sự biến đổi của sản xuất và nhu cầu học tập suốt đời của người lao động.

- Tinh giảm bộ máy quản lý đồng thời tăng tính năng động, đủ mạnh để quản lý đào tạo nghề trong điều kiện thị trường luôn biến động mạnh mẽ như hiện nay.

- Gắn đào tạo với sử dụng nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.

- Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến về mặt chất lương, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực KT - XH ở xã phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

3.2.2.3 Quan điểm trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

[23] đã chỉ rõ “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”...”Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; mở rộng quy mô đào tạo để nâng tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 55% vào năm 2020, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.

Đào tạo nghề hiện đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề là hai yếu tố đảm bảo nâng cao chất lượng và tính hữu dụng của nguồn nhân lực, tạo nên sức mạnh mềm đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam khi gia nhập WTO. Đào tạo nghề không những đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn phải hòa nhập với thế giới, được thể hiện bằng việc hàng năm cả nước ta có trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (tính đến ngày 31/12/2018 cả nước có 142.860 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tỉnh Thái Nguyên là 1.100 người, trong đó huyện Võ Nhai có 83 người).

Một số quan điểm chính trong nâng cao chất lượng và hiệu quả của đào tạo nghề cần được quán triệt như sau:

Quan điểm 1, đào tạo nghề phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh vì nguồn nhân lực là phục vụ cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của địa phương. Đào tạo nghề phải gắn với quá

trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Sản phẩm của đào tạo nghề phải đáp ứng được nhu cầu nhân lực của pháttriển.

Quan điểm 2, nhìn dưới góc độ quyết tâm chính trị thì giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo nghề phải là quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ kinh tế, giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo nghề là một sự đầu tư. Đầu tư cho đào tạo nghề phải có chất lượng và hiệu quả. Quá chú trọng về quy mô, không chú trọng đến chất lượng và hiệu quả sẽ là lãng phí. Do vậy, phát triển đào tạo nghề cần có lộ trình chiến lược phù hợp. Trước mắt, do nhu cầu nhân lực qua đào tạo cao và năng lực đào tạo cung ứng còn thấp trên địa bàn huyện thì mở rộng quy mô đào tạo là phù hợp; nhưng đến một thời điểm thích hợp, cần chuyển dần từ quy mô sang chú trọng tới chất lượng và hiệu quả.

Quan điểm 3, chất lượng đào tạo nghề chịu tác động chi phối của nhiều yếu tố; và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần dựa trên phân tích khoa học và các bằng chứng thực tế để xây dựng giải pháp và lộ trình phù hợp, có các can thiệp cần thiết để từng bước giải quyết các yếu kém, hạn chế của công tác đào tạo nghề hiện nay. Chương 1 và chương 2 của luận văn đã đề cập đến các khía cạnh của chất lượng đào tạo nghề và các yếu tố đằng sau việc nâng cao chất lượng, dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cần dựa trên các phân tích này.

Quan điểm 4, đào tạo nghề là sự nghiệp chung của đất nước, do vậy cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp, gia đình và người dân. Cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về dạy nghề và học nghề, trong chất lượng dạy nghề, trong việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.

3.2.2.4 Định hướng cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới Thứ nhất: Thay đổi nhận thức từ người dân về đào tạo nghề để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất phải được coi là nguồn lực quan trọng đầu tiên nhằm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và nâng cao đời sống của người lao động.

Thứ hai: Xây dựng hệ thống, mạng lưới dạy nghề hiện đại, linh hoạt để đào tạo nhân lực kỹ thuật đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường việc làm. Nâng cao trình độ học

vấn, kiến thức, kỹ năng và văn hóa nghề nghiệp để người học có năng lực sáng tạo, tiếp nhận và làm chủ được kỹ thuật công nghệ hiện đại trong sản xuất và từng bước chuẩn bị nguồn nhân lực kỹ thuật tiếp cận với nền kinh tế tri thức.

Thứ ba: Dạy nghề góp phần giải quyết một số khó khăn của thị trường lao động hiện nay, tình trạng thiếu việc làm nhưng vẫn phải nhập khẩu lao động trình độ cao của nước ngoài, ưu tiên đầu tư vào những nghề mũi nhọn. Đổi mới dạy nghề cần tính tới đáp ứng nhân lực làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế, xu thế dịch chuyển nhân lực quốc tế và xu thế xuất khẩu lao động tại chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 80)