Các yếu tố cơ bản của các đơn vị đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 64)

2.2.2.1 Trang thiết bị của cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện: Trang thiết bị phục vụ dạy nghề cơ bản đáp ứng được nhu cầu học và dạy nghề. Trung tâm có 01 nhà 2 tầng gồm 5 phòng học, 01 nhà 3 tầng gồm 4 phòng học được đầu tư từ trước năm 2007. Các trang thiết bị được đầu tư cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên học nghề. Ngoài ra, Trung tâm còn liên kết với các xã, thị trấn để dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT...

Các ngành nghề được đào tạo gồm:

+ Nghề phi nông nghiệp: Điện công nghiệp, điện dân dụng, hàn, chế biến sản phẩm mộc, may công nghiệp, thiết kế thời trang, tin học văn phòng, thêu ren;

+ Nghề nông nghiệp: Chăn nuôi, thú y, trồng và chế biến chè, trồng rau an toàn, trồng hoa, bảo vệ thựcvật.

Trạm Khuyến Nông huyện Võ Nhai: Do điều kiện đặc thù của cơ quan Trạm Khuyến nông là cơ quan sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Võ Nhai được giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT với các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp nên các công trình như lớp học phòng thực hành, thí nghiệm không có mà chủ yếu sử dụng Nhà văn hóa của các xóm, trung tâm học tập cộng đồng của các xã làm lớp học và sử dụng ruộng,

chuồng trại, cơ sở chăn nuôi, trang trại của các hộ nông dân để làm khu thực hành, học viên của các lớp đào tạo là nông dân có nhu cầu đào tạo nghề tại chỗ nên không cần có khu Ký túc xá, cũng như các điều kiện khác. Để phục vụ cho công tác giảng dạy trong những năm qua Trạm Khuyến nông huyện Võ Nhai đã đầu tư thêm 03 máy tính xách tay và 01 máy chiếu giúp cho học viên dễ dàng tiếp cận được bài học.

2.2.2.2 Đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia công tác đào tạo nghề

Giáo viên đào tạo nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở thiết bị đào tạo. Vì vậy, năng lực giáo viên đào tạo nghề tác động trực tiếp lên chất lượng công tác đào tạo nghề.

Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, học viên vào học nghề có rất nhiều cấp trình độ văn hoá khác nhau. Cấp trình độ đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (bán lành nghề, lành nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ). Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên đào tạo nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau. Năng lực của giáo viên đào tạo nghề tốt thì mới có thể đào tạo được các học viên được tốt bởi vì các học viên nắm được lý thuyết, bài giảng được học viên tiếp thu nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên. Trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên tham gia công tác đào tạo nghề được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 2. 2 Trình độ chuyên môn giáo viên giảng dạy của các cơ sở dạy nghề huyện Võ Nhai năm 2018

Trung tâm GDNN - GDTX huyện

Trạm Khuyến nông huyện

Chỉ tiêu Giáo viên cơ hữu

Giáo viên Thỉnh giảng

Giáo viên cơ hữu

Giáo viên Thỉnh giảng

Tổng số 27 4 19 4

Công nhân kỹ thuật 0 0 0 0

Trung cấp 0 0 0 0

Cao đẳng 0 0 0 0

Đại học 17 4 19 4

Trên đại học 10 0 0 0

Qua bảng ta có thể thấy được trình độ cuả giáo viên của hai cơ sở đào tạo nghề 100% đều có trình độ đại học và trên đại học. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện.

Trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề của cán bộ, giảng viên:

Bảng 2. 3 Trình độ nghiệp vụ sư phạm giáo viên của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Võ Nhai năm 2018

Đơn vị tính: Người

Trung tâm GDNN - GDTX huyện

Trạm Khuyến nông huyện

Nội dung Giáo viên cơ hữu

Giáo viên thỉnh giảng

Giáo viên cơ hữu Giáo viên thỉnh giảng Tổng số 27 4 19 4 Sư phạm kỹ thuật 5 2 0 0 Sư phạm dạy nghề 3 2 19 4

Sư phạm đơn thuần 19 0 0 0

Thâm niên công tác

Trên 10 năm 14 2 8 0

Từ 5-10 năm 5 2 7 0

Dưới 5 năm 8 0 4 4

(Nguồn: Trung tâm GDNN - GDTX huyện Võ Nhai, Trạm Khuyến nông Võ Nhai)

Qua bảng số liệu cho thấy, giáo viên dạy nghề ở Trung tâm GDNN - GDTX và giáo viên dạy nghề ở Trạm Khuyến nông tất cả đều có chứng chỉ sư phạm. Ở Trung tâm GDNN - GDTX có 3 giáo viên có chứng chỉ sư phạm dạy nghề, còn ở Trạm Khuyến nông 100% giáo viên cơ hữu đều có chứng chỉ sư phạm dạy nghề.

Về thâm niên công tác, số lượng giáo viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên ở cả 2 đơn vị đào tạo nghề trên là rất cao. Trung tâm GDNN - GDTX có 19 giáo viên; Trạm Khuyến nông có 15 giáo viên. Như vậy có thể thấy, hầu hết các giáo viên ở hai đơn vị đều có thâm niên công tác tương đối lâu năm.

Nhìn chung, với trình độ chuyên môn và thâm niên công tác lâu năm, đội ngũ giáo viên dạy nghề đã nắm vững được những kiến thức, kỹ năng nghề, cóphương pháp sưphạm và kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện dạy nghề, nhiệt tình trong công việc. Đây là điều kiện thuận lợi để chất lượng công tác dạy nghề ngày càng được nâng cao.

2.2.2.3 Nguồn tài chính trong hoạt động đào tạo nghề

Nguồn kinh phí dành cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trong những năm qua được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và đã được tăng dần lên trong những năm gần đây, kinh phí dành cho kiểm tra, giám sát và kinh phí truyền thông đã được chú trọng và tăng lên qua các năm từ đó cũng mở được thêm nhiều lớp đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu và giúp cho các khóa học được đảm bảo đúng với kế hoạch đặtra.

Kinh phí cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Võ Nhai trong những năm qua được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2. 4 Chi phí đào tạo nghề trên địa bàn huyện Võ Nhai qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1

Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, mô hình dạy nghề, xây dựng chương trình học liệu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề

350 475 912 1.155 1.254

2

Kiểm tra, giám sát, truyền

thông 10 15 15 30 50

Tổng 360 490 927 1.185 1.304

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Võ Nhai) Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn ngân sách dành cho đào tạo nghề trên địa bàn huyện tăng lên qua các năm. Nguồn ngân sách dành cho đào tạo nghề năm 2014 của huyện là 350 triệu đồng, đến năm 2018 đã tăng lên là 1.254 triệu đồng. Và nguồn kinh phí dành cho việc kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện cũng tăng lên đáng kể. Năm 2014 nguồn kinh phí này chỉ có 10 triệu đồng thì đến năm 2018

con số này đã tăng lên là 50 triệu đồng. Qua những con số về chi phí cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Võ Nhai như trên, cho chúng ta thấy trong thời gian vừa qua huyện đã rất quan tâm và chú trọng tới công tác đào tạo nghề trên địa bàn.

2.2.2.4 Nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo nghề

Trong thời gian qua, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện đã sử dụng giáo trình đào tạo nghề, áp dụng khung chương trình chuẩn đã được các bộ, ngành có liên quan biên soạn, trong giáo trình của các nghề đã đổi mới nội dung và khung chương trình đã được cân đối giữa lý thuyết và thực hành, coi trọng phần thực hành để sau khi tốt nghiệp các khóa học người lao động phải cơ bản thành thục với nghề, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ mới.

Bảng 2. 5 Cơ cấu thời gian khung chương trình đào tạo nghề đang thực hiện trên địa bàn huyện Võ Nhai

Chỉ tiêu Trình độ sơ cấp nghề Dạy nghề thường xuyên

Thời gian đào tạo tháng 3 tháng Dưới 3 tháng

Học lý thuyết (%) 30 30

Học thực hành (%) 70 70

(Nguồn: Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Võ Nhai) Hiện nay trên địa bàn huyện Võ Nhai có 2 loại hình đào tạo nghề chính là: Trình độ sơ cấp nghề và Dạy nghề thường xuyên. Cả 2 loại hình đào tạo nghề này đều áp dụng giáo trình và chương trìnhđào tạo theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh xã hội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Và theo đó thì số tiết lý thuyết chiếm 30% và số tiết thực hành chiếm 70% cho cả 2 loại hình này.

2.2.2.5 Số lượng lao động nông thôn được đào tạo trên địa bàn huyện Võ Nhai từ năm 2014 - 2018

Quy mô tuyển sinh trên địa bàn huyện đã bám sát vào nhu cầu thực tế của địa phương, của từng nhóm nghề và nhu cầu thực tế của người lao động.

Bảng 2. 6 Số lớp và số lao động được đào tạo nghề trên địa bàn huyện Võ Nhai từ 2014 - 2018

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

STT Chỉ tiêu Số lớp (Lớp) Số lượng lao động (người) Số lớp (Lớp) Số lượng lao động (người) Số lớp (Lớp) Số lượng lao động (người) Số lớp (Lớp) Số lượng lao động (người) Số lớp (Lớp) Số lượng lao động (người) Tổng số 15 425 18 532 21 580 25 720 28 812 1 Dạy nghề trình độ sơ cấp 5 125 10 292 6 130 7 180 8 212

2 Dạy nghề thường xuyên

(dưới 3 tháng)

10 300 8 240 15 450 18 540 20 600

Từ năm 2014 đến năm 2018 toàn huyện đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 3.069 lao động thông qua 107 lớp đào tạo nghề. Trình độ đào tạo chủ yếu là các lớp đào tạo nghề thường xuyên với 2.130 lao động, được mở ngay tại địa bàn các xã, thị trấn. Trình độ sơ cấp là 939 lao động (trong đó: Đối tượng chính sách là 112 người, thuộc diện hộ nghèo là 361 người, dân tộc thiểu số là 359 và lao động khác là 107 người).

2.2.2.6 Ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn huyện Võ Nhai

Bảng 2. 7 Số lượng các lớp nghề đào tạo LĐNT huyện Võ Nhai giai đoạn 2014 - 2018 chia theo lĩnh vực đào tạo bởi các đơn vị

Cơ sở đào tạo Lĩnh vực

Số lớp/năm

2014 2015 2016 2017 2018

Trung tâm GDNN - GDTX huyện

Phi Nông nghiệp 3 4 2 3 4

Nông nghiệp 2 6 4 4 6

Trạm Khuyến nông huyện Nông nghiệp 10 8 15 18 18

Tổng 15 18 21 25 28

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Võ Nhai năm 2018)

Qua bảng ta thấy được các lớp nghề được mở trên địa bàn huyện bao gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện được đào tạo chủ yếu bởi Trung tâm GDNN – GDTX huyện với rất nhiều các ngành nghề khác nhau: Sửa chữa cơ điện nông thôn; sửa chữa máy kéo công suất nhỏ; may công nghiệp; tin học; hàn; sửa chữa máy nông nghiệp. Các lớp đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn huyện được đào tạo bởi Trung tâm GDNN – GDTX huyện và Trạm Khuyến nông huyện với nhiều ngành nghề như: Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gà; Kỹ thuật sử dụng thuốc thú y; Kỹ thuật trồng cây có múi; Kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản; Chế biến chè xanh, chè đen; chăn nuôi lợn nái; Quản lý thuốc bảo vệ thực vật; kỹ thuật nuôi cá Riêu hồng; kỹ thuật trồng rau an toàn; trồng hoa... Với các ngành nghề rất đa dạngnhưvậy, năm 2018 Trung tâm GDNN - GDTX huyện và Trạm Khuyến nông huyện đã đào tạo 28 lớp dạy nghề cho trên 800 lao động trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 64)