Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

Ở Việt Nam, những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nghề nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói riêng.

Nghiên cứu về “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [14]của tác giả Phan Chính Thức đã đi sâu nghiên cứu đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới của đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Tác giả Nguyễn Viết Sự đã có một nghiên cứu khá công phu về “Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề và giải pháp” [15]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhận diện

những vấn đề tồn tại phổ biến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam, từ chương trình, phương pháp, nội dung, đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy, khả năng thích ứng với môi trường làm việc, tác phong nghề nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Các tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến đã có nghiên cứu về Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn [16]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Những nội dung về đổi mới chương trình giảng dạy, tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp với thiết bị, công nghệ của sản xuất, nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; kiểm định chất lượng các trường nghề; đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của nền kinh tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đảm bảo hiệu quả đầu tư cho giáo dục và dạy nghề.

Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu, các bài báo, đề tài nghiên cứu khác được nêu trong tài liệu tham khảo của luận văn. Những nghiên cứu trên có các cách tiếp cận khác nhau về đào tạo nghề, trong đó có nâng cao chất lượng về đào tạo nghề ở nước ta. Tuy nhiên, để có nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Võ Nhai thì chưa có nghiên cứu nào đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Do vậy đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Võ Nhai” là một đề tài mới, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham khảo, kết hợp việc khảo sát những vấn đề mới phát sinh nhất là về lý luận và thực tiễn của chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Võ Nhai. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở địa phương trong thời gian tới.

Kết luận chương 1

Nội dung chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó đã trình bày các vấn đề về các khái niệm liên quan, nội dung đào tạo nghề nghề, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại một số địa phương khác. Từ đó là cơ sở tác giả phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đề cập trong nội dung chương 2.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VÕ NHAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)