Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 73)

2.3.2.1 Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Võ Nhai còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Tỷ lệ người học có việc làm đúng với nghề được đào tạo còn thấp.

- Tỷ lệ người học đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng chưa nhiều. - Thu nhập của người học sau khi được đào tạo ở một số ngành nghề còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học.

- Một số ngành nghề không tuyển dụng được lao động do thiếu lao động được đào tạo đúng ngành nghề.

- Một số lao động nông thôn chưa nhận thức đầy đủ, thiếu ý thức khi tham gia các lớp đào tạo nghề. Chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn ở một số nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nên một bộ phận học viên sau khi học nghề xong nhưng không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng không đúng nghề đào tạo, hoặc không tự tạo được việc làm, thu nhập thấp.

- Công tác vận động người dân tham gia đào tạo nghề giải quyết việc làm tại chỗ còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận người dân có tính ỉ nại, trông chờ, không mạnh dạn tham gia học nghề, gây khó khăn trong công tác tuyên truyền xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

2.3.2.2 Nguyên nhân

* Nguyên nhân:

- Do kinh phí hỗ trợ cho đào tạo nghề còn thấp, mới đáp ứng được chi phí cơ bản, không có kinh phí cho công tác tuyên truyền, khảo sát. Kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã còn hạn hẹp.

- Quy mô, cơ cấu đào tạo nghề chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và của người lao động trong công tác dạy nghề, tạo việc làm còn hạn chế. Nhận thức của người dân, đặc biệt là thanh niên trong xác định lựa chọn vào học nghề chưa đầy đủ, công tác hướng nghiệp cho thanh niên còn bất cập.

- Công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước tới các cấp, các ngành và người LĐNT về công tác dạy nghề, tạo việc làm ở một số xã, thị trấn chưa thường xuyên, chưa sâu rộng.

- Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn huyện chưa cơ bản, chưa sát với thực tế do đó việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề còn thụ động, chưa gắn học nghề với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch đào tạo nghề.

- Dạy nghề cho LĐNT còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện phục vụ cho học nghề chưa bảo đảm. Bản thân người học cũng chưa nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình. - Về nội dung chương trình, giáo trình dạy nghề, bồi dưỡng cán bộ công chức xã chưa đầy đủ và phù hợp với các đối tượng học viên.

Kết luận Chương 2

Nội dung chương 2, tác giả phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Võ Nhai. Trong đó, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tào nghề trên địa bàn huyện; nghiên cứu chất lượng đào tạo

nghề qua đánh giá của cơ sở đào tạo, người lao động, của cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn huyện; hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Là căn cứ, tác giả đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, được đề cập trong nội dung chương 3.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN VÕ NHAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 73)