1.4.1.1 Tình hình giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và Xã hội sau 3 năm triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, các địa phương đã hỗ trợ dạy nghề cho hơn 1 vạn lao động nông thôn. Gần 2.000 cơ sở dạy nghề trong cả nước đã chủ động về các xã nắm nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để triển khai đào tạo. Số lao động nông thôn được học nghề ngày càng tăng. Nhiều lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm mới ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, được xuất khẩu lao động hoặc được chuyển nghề... góp phần tăng thu nhập cho bà con, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Thống kê của Bộ NN&PTNT cũng cho thấy, qua 3 năm triển khai Đề án 1956, Bộ đã tổ chức xây dựng và nghiệm thu chương trình, giáo án của 101 nghề nông nghiệp với trình độ sơ cấp.
Tuy nhiên, kết quả sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình của nhiều tỉnh cho thấy, công tác đào tạo và dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn còn một số vướng mắc, trong đó có việc đào tạo nghề cho đồng bào DTTS. Thực tế, mỗi năm Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào mạng lưới dạy nghề cho lao động DTTS, tập trung lớn ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề cho nông dân đã khó đào tạo nghề cho nông dân là người DTTS càng khó hơn. Nguyên nhân do lao động DTTS có trình độ văn hóa thấp, tập quán lạc hậu, khó làm quen với tác phong công nghiệp và khó khăn trong tiếp cận, tiếp thu những kiến thức mới, ở nhiều nơi đồng bào dân tộc không biết chữ việc dạy nghề nhiều khi phải thông qua người thứ 3. Do vậy, thường không mặn mà với việc học nghề. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, kinh phí mở lớp hạn hẹp dẫn đến việc đào tạo nghề cho nông dân miền núi gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia để dạy nghề cho lao động DTTS có kết quả, trước hết phải giải quyết tốt vấn đề tâm lý, giúp họ hiểu thực tế cuộc sống, hiểu thiên nhiên không phải còn sẵn nguồn sống mãi mãi cho họ nên phải học nghề, thay đổi phương thức sản xuất, giúp họ chọn ngành, nghề phù hợp. Trong đào tạo chú ý gắn kết giữa đào tạo với doanh nghiệp và xã hội; đào tạo theo nhu cầu, theo địa chỉ rõ ràng.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm: cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm (Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT- LĐT XH-BTC- HĐT ngày 29/7/2008 Hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng)
- Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Chính sách hỗ trợ học nghề xuất khẩu lao động (Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước); Cho vay tín dụng (Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Lao động thuộc diện chính sách và những lao động thuộc hộ nghèo được vay vốn với lãi suất 0,65%/tháng và mức vay tối đa là 30 triệu đồng/người để trang trải các khỏan chi phí trước khi đi xuất khẩu lao động); Quyết
định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động: Đối với người lao động thuộc các hộ nghèo, người DTTS được vay với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; các đối tượng còn lại của các huyện nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
- Các chính sách về đào tạo nghề: Giảm phí học nghề và ưu tiên tư vấn, giới thiệu việc (Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên: theo đó thanh niên của hộ nghèo, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên nông thôn, thanh niên tình nguyện đã hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được giảm tối thiểu 20% phí học nghề và ưu tiên tư vấn, giới thiệu việc làm ở các cơ sở công lập); Đề án 1956;… Dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú: Được miễn học phí và các loại lệ phí thi, tuyển sinh; được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú hiện hành.
- Tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện Quyết định 157 của thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có 745 ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn và không còn tình trạng học sinh, sinh viên nghèo phải bỏ học.
- Học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân: Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT/ GDĐT- LĐT XH-BTC ngày 28/4/2008 của liên Bộ GDDT, LĐT XH, TC. Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015 (Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg); Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009), trong đó quy định các chính sách tín dụng ưu đãi đối với người lao động như sau: Đối với người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; các đối tượng
còn lại của các huyện nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động. Mức vay theo nhu cầu, tối đa bằng các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo từng thị trường.
1.4.1.2 Kinh nghiệm của một số địa phương về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số
a) Hỗ trợ vốn cho lao động phát triển sản xuất và tạo việc làm
Phần lớn lao động DTTS nước ta có thu nhập thấp, do đó ít có khả năng tự đầu tư mở rộng sản xuất, tự tạo việc làm để nâng cao thu nhập. Vì vậy, nhu cầu về vốn sản xuất là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu đó, các tỉnh đều tích cực huy động các nguồn vốn để hỗ trợ nông dân sản xuất như Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, nguồn vốn xoá đói giảm nghèo và vốn của các tổ chức tín dụng…
Cụ thể, Tuyên Quang dự kiến năm 2015 sẽ có 17 tỷ đồng từ nguồn vốn 120 để hỗ trợ giải quyết việc làm, ngoài ra còn có nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng cho vay khoảng 20 tỷ đồng. Từ đó sẽ giải quyết việc làm cho 16.000 lao động, xuất khẩu lao động 500 người và hướng dẫn giới thiệu 4000 người đi lao động ở các khu công nghiệp trong nước. Ninh Thuận năm 2015 sẽ cung cấp khoảng 17 tỷ đồng cho chương trình giải quyết việc làm. Nguồn vốn các tỉnh sử dụng chủ yếu được dùng hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động và cho người lao động vay phát triển sản xuất và tạo việc làm.
b) Đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động
Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế và xã hội. Đặc biệt, lao động dân tộc thiểu số tỷ lệ được đào tạo nghề là rất thấp. Vì vậy, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động dân tộc thiểu số nói riêng là đòi hỏi cấp bách.
Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh Đăk Lăk đã mở được 199 lớp đào tạo nghề cho 6.546 lao động nông thôn, trong đó, các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật đối tượng nhóm 1 học nghề chiếm 82%... Theo thống kê chưa đầy đủ, số lao động nông thôn có việc làm và tự tạo được việc làm sau đào tạo là 4.879 người, chiếm tỷ lệ 74,53%; trong đó nhóm nghề phi nông nghiệp chiếm 52%; nhóm nghề nông nghiệp chiếm 48%. Chỉ tính trong 3 năm (2014-2016), 12 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư 80,455 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 63.500 triệu đồng (cơ sở vật chất là 51,5 tỷ đồng, thiết bị là 12 tỷ đồng), ngân sách địa phương là 16,955 tỷ đồng.
Đăk Lăk: trong 6 năm (2010 – 2016) toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 146 nghìn người. Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 3,43 năm 2010 xuống còn 2,97 năm 2016, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn trong thời gian tương ứng giảm từ 10,5% xuống 7 . Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 78,38%; lao động làm việc trong ngành công nghiệp – dịch vụ chiếm 7,15 và lao động làm việc trong ngành dịch vụ là 14,47 . Năm 2016, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành tương ứng là: 68,06% - 12,15% - 19,79 . Điều đáng quan tâm là kết quả điều tra lao động- việc làm hàng năm cho thấy lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số đều có việc làm, không có người thất nghiệp (Báo cáo Sở Lao động thương binh và xã hội Đắc Lắc, 2016).
Trà Vinh: Phấn đấu đến năm 2016, 100 số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh không đất ở được hỗ trợ đất ở; trên 85% số hộ nghèo đời sống khó khăn, không đất sản xuất nhưng có lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định được vay vốn chuyển sang các ngành nghề khác phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương; trên 60 lao động từ 16 - 35 tuổi thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được đào tạo nghề. (Báo cáo UBND tỉnh Trà Vinh, 2016)
Ngoài đào tạo nghề cho lao động tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, chính sách khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư nhằm chuyển giao kỹ thuật trực tiếp đến người lao động ngay trên địa bàn sản xuất của họ cũng được chú trọng đẩy mạnh.
c) Phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hợp lý
Muốn phát triển kinh tế thì cần phải có cơ cấu kinh tế hợp lý, việc phát triển các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp phi nông nghiệp trong nông thôn nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số là hết sức quan trọng.
Với các tỉnh miền Bắc thì Hà Đông (Hà Nội), Bắc Ninh, Vĩnh Phúc là những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Những làng nghề đó không những tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân và ngân sách địa phương mà còn tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động địa phương cũng như các địa phương lân cận.
Nhìn thấy vai trò đó, Vĩnh Phúc đã có những chính sách quan trọng nhằm phát triển làng nghề và các ngành phi nông nghiệp nông thôn. Hiện Vĩnh Phúc có 50 làng nghề với các nhóm nghề như: mộc, mây tre đan, rèn, luyện kim, gốm, chăn nuôi và chế biến
rắn…Để hỗ trợ các làng nghề phát triển, tỉnh đã thực hiện quy hoạch các cụm làng nghề nhằm giải quyết khó khăn về mặt bằng phát triển, giảm ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào làng nghề làm cho làng nghề có khả năng phát triển nhanh và bền vững hơn.
d) Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các khu công nghiệp trong nước
Tuyên Quang là tỉnh có kinh nghiệm trong việc quản lý lao động xuất khẩu cũng như việc giới thiệu lao động đến làm việc ở các khu công nghiệp trong nước. Sở Lao động thương binh và xã hội Tuyên Quang luôn điều tra và giám sát tình hình chặt chẽ thị trường lao động trong và ngoài nước nên luôn giúp được lao động của tỉnh tìm được việc làm ổn định và hiệu quả.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài giai đoạn 2014-2015 được hỗ trợ ưu đãi hỗ trợ, đối với người là thân nhân người có công, là người dân tộc thiểu số, là lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc, đi thực tập kỹ thuật có thời hạn ở nước ngoài được hỗ trợ học nghề ngắn hạn 1 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ học ngoại ngữ 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ học bồi dưỡng kiến thức cần thiết 530.000 đồng/người/khóa; hỗ trợ chi phí làm thủ tục đối với lao động đi làm việc nước ngoài gồm: hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp theo mức quy định hiện hành của nhà nước. Đối với các đối tượng còn lại (không thuộc diện đối tượng trên) đi làm việc, thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật ở nước ngoài theo hợp đồng thì được hỗ trợ học nghề ngắn hạn 700.000 đồng/người/khóa học; hỗ trợ học ngoại ngữ 2,1 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ 70% chi phí làm hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp theo mức quy định hiện hành của Nhà nước. Cũng theo quyết định, người thuộc hộ hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài, đi thực tập kỹ thuật ở nước ngoài theo hợp đồng được vay tối đa số tiền bằng tổng chi phí cần thiết mà người lao động phải đóng góp theo qui định ghi trên hợp đồng đối với từng thị trường và hỗ trợ 100% lãi suất vay trong 12 tháng đầu. Các đối tượng còn lại đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đi thực tập kỹ thuật ở nước ngoài theo hợp đồng được vay tối đa số tiền bằng 80% tổng chi phí cần thiết mà người lao động phải đóng góp theo qui định ghi trên hợp đồng đối với từng thị trường và hỗ trợ 30% lãi suất vay trong 12 tháng đầu.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ, điều kiện hỗ trợ là sau khi người lao động đã được xuất cảnh đi làm việc, đi thực tập kỹ thuật có thời hạn ở nước ngoài. Việc hỗ trợ này áp dụng cho người lao động có hộ khẩu thường trú từ 6 tháng trở lên và hiện đang sinh sống tại Vĩnh Phúc.