2.4.1.1 Công tác đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
Thời gian qua công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của tỉnh đã bám sát nội dung Nghị quyết, chủ trương, chính sách của nhà nước và của tỉnh, Số lượng và chất lượng các cơ sở đào tạo nghề ngày được nâng cao, công tác đào tạo nghề của tỉnh bước đầu khởi sắc góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 35 năm 2014, tăng lên 39 năm 2016. Đội ngũ lao động sau đào tạo bước đầu đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện để các hộ gia đình phát triển kinh tế vươn lên làm giàu, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động nông thôn lên 82%, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn dưới 4%.
Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp người lao động, Chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Lãnh đạo trung tâm đào tạo nghề, đại diện chính quyền xã, huyện, các cơ quan về công tác quản lý lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:
ảng 2.19: Ý kiến của lãnh đạo địa phương, chủ doanh nghiệp, trung tâm đào tạo nghề và người lao động về công tác đào tạo nghề
Đối tượng
được p.vấn Ý kiến đánh giá về đào tạo nghề cho lao động DTTS
Lãnh đạo chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan
- Đào tạo nghề cho lao động DTTS hết sức cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt đối với tỉnh biên giới như Lạng Sơn. Nó không chỉ giúp bà con có khả năng tiếp cận được việc làm vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững chủ quyền biên giới của Tổ quốc. - Cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề ngày càng được đầu tư đáp ứng nhu cầu nhưng công tác tuyển sinh đối với trường Cao đẳng, trung cấp, trung tâm dậy nghề trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn chưa thu hút được.
- Đào tạo nghề phải song song với liên kết giới thiệu được việc làm, tạo được việc làm cho người lao động.
- Đào tạo nghề phải gắn việc tạo dựng các mô hình cụ thể, hiệu quả phù hợp để bà con áp dụng được ngay trên mảnh đất của mình.
- Lao động DTTS có trình độ văn hóa thấp đa phần vẫn làm việc theo mùa vụ, thói quen, tập quán lạc hậu, khó làm quen với tác phong công nghiệp và khó khăn trong tiếp cận, tiếp thu những kiến thức mới. Một bộ phận không nhỏ chông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ, hỗ trợ, cho không của Nhà nước.
- Giáo trình, nội dung, chương trình giảng dạy chưa thật sự phù hợp với thực tế điều kiện từng vùng, miền.
Chủ doanh nghiệp
- Lao động DTTS có sức khỏe tốt, nhiệt tình, chăm chỉ. Tuy nhiên chất lượng không cao, được đào tạo chưa có chiều sâu, thực tế, nhiều lao động tuyển dụng vào làm việc đa phần vẫn phải đào tạo lại chưa tiếp cận được công việc ngay.
- Ý thức tuân thủ nội quy lao động của lao động DTTS là rất hạn chế, việc tăng năng suất là cực kỳ khó, họ không quan tâm tới thời gian, thời điểm giao hàng, sẵn sàng nghỉ vì bất cứ lý do gì…
Trường, Trung tâm đào tạo nghề
- Công tác đào tạo nghề cho lao động DTTS luôn được quan tâm đầu tư mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Được ưu tiên nhiều nhưng lao động DTTS không mặn mà với đào tạo nghề. - Các lớp, khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn với các ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường và người lao động. Các ngành nghề được quan tâm đầu tư như: May, sửa chữa điện tử, sửa chữa máy nông cụ, xe máy, cơ khí, lái xe, trồng chọt, chăn nuôi...
Người lao động
- Được đào tạo nghề xong nhưng kiếm được việc làm rất khó, cần gắn đào tạo với giới thiệu việc làm cho người lao động, các trung tâm đào tạo nghề cần liên kết với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề mà thị trường yêu cầu và sau khi đào tạo lao động sẽ được giới thiệu vào làm những công việc phù hợp với mức thu nhập ổn định.
- Cần chú trọng đến thực hành để lao động sau đào tạo có thể tiếp cận và làm được ngay những công việc đã được đào tạo.
- Đào tạo gắn với thực tế hoạt động tại địa phương và có mô hình cụ thể để người lao động vừa học thực hành ngay.
ảng 2.20: Tổng hợp kết quả thực hiện dạy nghề giai đoạn 2014-2016
TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1
Trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm
đông bắc người 6303 4106 5198 4576 1,1 Cao đẳng nghề người 379 142 44 59 1,2 Trung cấp nghề người 4.824 854 954 1.047 1,3 Sơ cấp nghề người 1.100 110 200 470 2 Trường Trung cấp nghề Việt Đức người 3.245 1.196 671 304 1,1 Trung cấp nghề người 2.207 635 384 274 1,2 Sơ cấp nghề người 1.038 561 287 30
3 Trung tâm dạy nghề người 275 0 0 275
1,1
Liên kết đào tạo cao
đẳng nghề người 61 61
1,2
Liên kết đào tạo trung
cấp nghề người 214 214
Tổng người 9.823 5.302 5.869 4.155
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở Lao động Thương binh và Xã hội năm 2014,2015,2016)
2.4.1.2 Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với công tác giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số
Qua điều tra khảo sát và tổng hợp đánh giá của cán bộ các cơ quan quản lý, người lao động về giải pháp tạo việc làm cho lao động thông qua xuất khẩu lao động, được tổng hợp như sau:
ảng 2.21: Đánh giá của cán bộ, người lao động về giải pháp xuất khẩu lao động đối với công tác giải quyết việc làm cho lao động DTTS
Đối tượng được
phỏng vấn Ý kiến đánh giá
Cán bộ quản lý, chính quyền các cấp, các cơ quan
liên quan
- Chính sách ưu tiên xuất khẩu lao động với hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn với mức thu nhập cao và ổn định, nhưng chỉ có một số ít lao động DTTS đáp ứng được.
- Trên địa bàn, với trình độ, khả năng của lao động DTTS thì giúp lao động làm việc ngoài tỉnh sẽ là hướng đi phù hợp hơn với lao động
- Việc tiếp cận với chương trình xuất khẩu lao động đi lao động nước ngoài vẫn còn gặp những rủi ro, thủ tục khá phiền hà và phức tạp với mức chi phí cao, chủ yếu qua các công ty trung gian không nằm trên địa bàn tạo tâm lý cho lao động không yên tâm.
- Trình độ tay nghề, chuyên môn của lao động DTTS, đặc biệt là ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, cùng với tâm lý “ngại” xa nhà nên rất khó tiếp cận được với lao động có thời hạn ở nước ngoài
Người lao động
- Có nhu cầu và mong muốn được đi lao động ở nước ngoài, nhưng chi phí cao, học ngoại ngữ khó, mất nhiều thời gian đào tạo nghề, lại phải xa nhà nên không đi được.
- Thủ tục, hồ sơ còn rườm rà và phức tạp, qua khâu trung gian là các công ty không ở tỉnh nhà. Cùng với nhiều trường hợp đi lao động về giữa trừng, mang một khoản nợ lớn chưa biết bao giờ trả được tạo tâm lý hoang mang cho lao động.
- Đi làm việc tại các công ty liên doanh, công ty nước ngoài trong nước thu nhập cũng tạm ổn, yêu cầu cũng không quá cao, không đòi hỏi ngoại ngữ, lại được gần nhà.
(Nguồn: Tổng hợp phỏng vấn điều tra, 2016)
Xuất khẩu lao động là một trong các giải pháp giải quyết việc làm hiệu quả lao động DTTS, hàng năm có hơn 5.000 lao động có được việc làm thông qua xuất khẩu lao động và đưa lao động làm việc ngoài tỉnh, một số ít được đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc, một số lượng lớn lao động được đi làm việc ngoài tỉnh. Đây là một giải pháp khá hiệu quả trong công tác tạo việc làm cho người
lao động DTTS khi mà lực lượng lao động địa phương là rồi rào nhưng tỷ lệ thất nghiệp và có việc làm không ổn định là khá cao.
Tuy nhiên, để tiếp tục thúc đẩy được hoạt động xuất khẩu lao động, trong quá trình triển khai giải pháp trên Lạng Sơn khắc phục được một số hạn, khó khăn:
- Số lượng lao động DTTS được đi X LĐ của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp so với yêu cầu. Một số doanh nghiệp đã không tích cực đầu tư, thiếu chủ động trong tìm kiếm, khai thác thị trường để ký kết hợp đồng cung ứng lao động.
- Tình trạng lao động phải về nước trước hạn cũng xảy ra phố biến, dẫn đến việc doanh nghiệp mất nguồn thu phí dịch vụ, phát sinh tăng chi phí để giải quyết các vấn đề phát sinh và làm giảm đáng kể hiệu quả của dịch vụ xuất khẩu lao động của doanh nghiệp. - Chất lượng lao động DTTS vẫn còn thấp so với đòi hỏi của thị trường, tay nghề, tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại chủ yếu là lao động phổ thông.
ảng 2.22: Tổng hợp kết quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2014-2016
TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Người 1223 324 421 478
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh năm 2014,2015,2016)
4.2.2.3 Công tác thu hút đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp tạo cơ hội việc làm cho lao động dân tộc thiểu số
Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai giải pháp này, Lạng Sơn cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại: Khả năng thu hút đầu tư còn thấp, một số doanh nghiệp sau khi nhận mặt bằng, vì một lý do nào đó mà không thực hiện được dự án, một số doanh nghiệp sau khi thành lập sản xuất kinh doanh không thuận lợi dẫn đến phá sản. Điều đó đã phần nào ảnh hưởng tới không chỉ sự phát triển kinh tế của địa phương, lãng phí tài nguyên và tài chính mà còn tác động xấu tới công tác tạo việc làm cho người lao động ở địa phương. Hộ gia đình mất tư liệu sản xuất nông lâm nghiệp, doanh nghiệp lại không hoạt động tốt người lao động thất nghiệp vì mất tư liệu sản xuất, doanh nghiệp hình thành mà không tạo thêm được việc làm cho người lao động; Do mong muốn có được sự phát triển
nhanh các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu nên chưa tính đến mục tiêu phát triển dài hạn về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công nghệ; Công tác vận động xúc tiến đầu tư gặp nhiều khó khăn; Các dự án, công trình đầu tư chậm tiến độ hoàn thành cũng tác động tới giải pháp tạo việc làm cho người lao động địa phương, cơ hội có việc làm kịp thời, dẫn đến giải pháp giảm thời gian nhàn rỗi của người lao động không thực hiện được; Lao động DTTS với trình độ tay nghề hạn chế, cùng với thói quen lối sống, tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, kỷ luật lao động không nghiêm, để đáp ứng được ưu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện môi trường làm việc mới đòi hỏi thời gian để tiếp cận.
Qua phương pháp điều tra - phỏng vấn cán bộ phụ trách lao động - việc làm các, các cơ quan, lãnh đạo doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp vào các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp. Được tổng hợp thông qua bảng sau:
ảng 2.23: Đánh giá của Lãnh đạo địa phương, Doanh nghiệp, Người lao động về chính sách ưu đãi doanh nghiệp đối với công tác tạo việc làm cho lao động DTTS
Đối tượng được phỏng vấn Ý kiến đánh giá Lãnh đạo chính quyền các cấp
- Hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp, các khu kinh tế cửa khẩu trong những năm qua đã và đang có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt đối với tỉnh Lạng Sơn luôn xác định kinh tế cửa khẩu là mũi nhọn.
- Với những lợi thế của tỉnh nhà và các chính sách ưu đãi, trong những năm gần đây đã phát huy hiệu quả thiết thực, thể hiện qua các chỉ số tăng trưởng kinh tế luôn cao và ổn định, cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như tỷ lệ lao động có việc làm tăng, thu nhập của người lao động đã được cải thiện đáng kể, góp phần đáng kể vào ổn định an ninh trật tự khu vực biên giới.
Chủ doanh nghiệp
- Với các chính sách ưu đãi hợp lý, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư cũng như sản xuất kinh trên địa bàn của tỉnh thời gian qua, trước bối cảnh kinh tế khó khăn doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, yên tâm hoạt động cũng như mở rộng đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.
- Ngoài các ưu đãi về đất đai, giải phóng mặt bằng, thuế. Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các cấp các ngành hỗ trợ, phối hợp với các doanh nghiệp đào tạo nghề cho lao động ngày càng chất lượng hơn.
- Tay nghề của lao động ngày càng được nâng lên phần nào đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên lao động DTTS với tác phong công nghiệp cùng với tuân thủ kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế.
Đối tượng được phỏng vấn Ý kiến đánh giá Người lao động
- Các khu công nghiệp mọc lên cùng với phát triển khu kinh tế cửa khẩu, chúng tôi có nhiều cơ hội để có việc làm ổn định đời sống.
- Các doanh nghiệp đã hết sức tạo điều kiện nhận và tạo công ăn việc làm cho chúng tôi, đời sống cũng đỡ vất vả khó khăn hơn trước nhiều. - Tuy không còn đất để sản xuất nhưng bù lại chồng con tôi đã được doanh nghiệp nhận vào làm, hỗ trợ học nghề và giờ thì thu nhập gia đình cũng đã khá lên nhiều rồi.
(Nguồn: Tổng hợp phỏng vấn điều tra, 2016)
Chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp, các khu kinh tế cửa khẩu bằng việc ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua luôn là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thu ngân sách không ngừng tăng lên theo từng năm. Đời sống người dân nhờ vậy được nâng cao, tạo cơ hội cho người lao động có cơ hội tiếp cận với việc làm nhiều hơn và có thu nhập ổn định, điều kiện sinh hoạt của người dân địa phương nhờ vậy nâng cao, là điều kiện thuận lợi để lao động DTTS có việc làm ổn định, nâng cao đời sống, thoát cảnh đói, nghèo.