tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Thuận lợi
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Công tác đào tạo nghề được quan tâm đầu tư; ban hành chính sách nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn học nghề; khuyến khích, huy động toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo năng lực sẵn có của cơ sở Giáo dục nghề nghiệp sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và yêu cầu của thị trường lao động. Gắn đào tạo với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn. Đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã gắn kết chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về giáo dục nghề nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Các cấp, các ngành đã tích cực, hưởng ứng tham gia, tạo sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của lao đông nông thôn được cải thiện, diện mạo nông thôn mới đã có sự đổi thay tích cực.
Khó khăn
Trong bối cảnh, kinh tế trong nước chịu sự tác động mạnh của kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm ảnh hưởng đến sản suất, kinh doanh, thị trường lao động trong nước biến động.
Lạng Sơn là tỉnh nghèo, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chủ yếu là sản suất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển do đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo ra chỗ làm việc mới cũng là một thách thức trong công tác Giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp, một bộ phận dân cư nông thôn có tư tưởng ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu đây cũng là những khó khăn thử thách, ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Công tác lãnh đạo chỉ đạo
Thực hiện các nội dung của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Ngày 20/8/2010 an Thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã có Chỉ thị số 36-CT/TU của về tăng cường lãnh đạo việc triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và đã có áo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 20/8/2010 của an Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo việc triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 20/8/2010 của an Thường vụ Tỉnh uỷ và Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của an í thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tỉnh ủy đã giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn số 755/UBND-VX ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” từ tỉnh đến cơ sở đã được kiện toàn, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo theo dõi, phụ trách địa bàn. Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đã tích cực chủ động tham mưu cho U ND các cấp, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các sở, ngành có liên quan ban hành xây dựng các kế hoạch, hướng dẫn và các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án. Tăng cường, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở và các tổ chức quần chúng tham gia tích cực vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Gắn công tác đào tạo nghề với triển khai các phong trào thi đua, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Để giải quyết, tạo việc làm cho lao động DTTS thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính. Việc ban hành, điều chỉnh, bổ sung chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết, tạo việc làm cho lao động DTTS.
Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát
triển sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS, nhất là chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chương trình 135, chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo và các chương trình dự án khác. Nhờ sự tập trung đầu tư và hỗ trợ của cộng đồng, nỗ lực vươn lên của người DTTS, cuộc sống của người DTTS không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm đáng kể. Cùng với việc thực hiện các chương trình dự án lồng ghép đã xây dựng được một số công trình thiết yếu như: cầu, đường, trường, trạm, điện thắp sáng, nước sinh hoạt… phục vụ đời sống và ổn định sản xuất vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn. Trọng tâm là công tác xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu sản xuất bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích và giúp đỡ đồng bào dân tộc thay đổi tập quán canh tác, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn thâm canh, tăng vụ; cung cấp giống mới có năng xuất cao, phát triển kinh tế hộ gia đình. ết hợp chặt chẽ giữa công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống, với các cuộc vận động nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.