Tuy không nhiều làng nghề truyền thống, nhưng Lạng Sơn cũng có những làng nghề, nghề mang đậm nét đặc trưng văn hóa của vùng cao Đông bắc tổ quốc. Tiêu biểu như nghề làm bánh cao khô Vạn Linh và Tân Liên; nghề thổ cẩm của người Tày, Nùng; nghề nấu rượu ở xã Công Sơn, Mẫu Sơn; nghề làm ngói (âm dương) ở xã Quỳnh Sơn, Đại Đồng; nghề chế biến hồi ở Văn Quan, ình Gia, Văn Lãng… ên cạnh đó còn nhiều nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt, rèn, làm hương vẫn được đồng bào DTTS duy trì để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế gia đình và sinh hoạt hàng ngày. Đây thực sự là những tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch làng nghề truyền thống hoặc gắn kết, là điểm đến của các loại hình du lịch hấp dẫn khác như du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.
Do vậy, ngoài những giải pháp tạo thêm việc làm mới thì vấn đề khôi phục, duy trì, hỗ trợ phát triển lại các làng nghề, nghề truyền thống được xem là biện pháp ổn định để giải quyết khung thời gian nhàn rỗi cho lao động đồng bào dân tộc ở nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Với mục đích tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động, với mỗi địa phương khác nhau đều đưa ra những giải pháp khác nhau phù hợp với đặc thù điều kiện kinh tế - xã hội. Đối với Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, nơi có tỷ lệ đồng bào DTTS sinh sống chiếm 85 , điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 18,0 , hộ cận nghèo 11,5%, tỉnh luôn xác định kinh tế cửa khẩu là mũi nhọn tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, là cơ hội cho người lao động có được việc làm nâng cao đời sống người dân của tỉnh. Trên cơ sở 4 giải pháp tạo việc làm cho lao động DTTS trong đã nêu, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động DTTS đề tài đưa ra một số nhóm giải pháp sau.
Kết luận chương 3
Trong chương II của luận văn tác giả đã tập trung đưa ra các giải pháp về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn, trong đó tập trung đánh giá về:
Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn. Định hướng chung.
Định hướng đối với các vùng dân tộc thiểu số.
Định hướng giải quyết việc làm cho cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: Cơ sở, quan điểm đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các giải pháp tạo việc làm cho lao động dân tộc thiểu số.
Giải pháp tăng cường công tác đào tạo nghành nghề cho lao động DTTS.
Giải pháp Phát triển hoạt độngđưa người lao động DTTS đi làm việc ở nước ngoài Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp tạo cơ hội việc làm cho lao động dân tộc thiểu số.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
Tạo việc làm cho lao động vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội bức xúc. Việc làm không chỉ là mối quan tâm hàng đầu mà còn là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Đối với tỉnh biên giới miền núi như Lạng Sơn, nơi đại đa số là đồng bào DTTS sinh sống với điều kiện KT - XH, cơ sở hạ tầng còn gặp rất nhiều khó khăn. Giải quyết và tạo việc làm cho lao động DTTS trên địa bàn có ý nghĩa quyết định trong sự đổi mới và phát triển KT-XH của toàn tỉnh hiện nay và trong thời gian tới, nó còn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự vùng biên giới.
Thời gian qua, với những lợi thế sẵn có Lạng Sơn đã và đang áp dụng hợp lý các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động DTTS bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận, nhưng trong tương lai vẫn đòi hỏi phải có những chính sách, phương hướng và giải pháp có tính khả thi phù hợp với điều kiện nền KT - XH của tỉnh. Việc triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền và của toàn xã hội, có như vậy thì công tác giải quyết, tạo việc làm mới đạt kết quả cao nhất, đưa T - XH tỉnh ngày một phát triển hoà nhịp cùng sự đi lên của đất nước. Những giải pháp được áp dụng đó là: Đào tạo nghề cho người lao động; Thu hút đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp; Xuất khẩu lao động; Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
Trên cơ sở những phân tích những giải pháp giải quyết việc làm cho lao động DTTS, những giải pháp này đã và đang đem lại những hiệu quả rõ rệt. Chất lượng lao động DTTS đã dần được cải thiện, tỷ lệ lao động có việc làm tăng, thu nhập của người lao động được ổn định, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các giải pháp tạo việc làm cho lao động DTTS trên địa bàn Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là: (1) Hiệu quả thực hiện các giải pháp này chưa cao; (2) Mức hỗ trợ, nguồn kinh phí còn hạn chế; (3) Việc thực hiện hỗ trợ một số vấn đề còn triển khai chậm; (4) Việc quản lý lao động xuất khẩu còn gặp khó khăn, khó kiểm soát; (5) Cơ sở vật chất các trường, trung tâm dạy nghề cho lao động chưa đồng bộ, trang thiết bị, giáo trình phục vụ giảng dạy và thực hành vẫn còn thiếu, chưa thực tế; (6) Các làng nghề truyền thống phát triển mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự quy hoạch, quản lý đồng bộ của nhà nước; (7)
Một số dự án đầu tư vào các khu inh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp tiến độ triển khai còn chậm, đôi khi có những dự án không thực hiện được, một số doanh nghiệp tạm dừng, phá sản dẫn đến tình trạng lao động mất đất sản xuất nông nghiệp nhưng chưa kịp thời có việc làm hoặc mất việc làm; (8) Chất lượng lao động DTTS còn nhiều hạn chế.
Trước những khó khăn đó, để các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động DTTS của tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả, trong thời gian tới Lạng Sơn cần tập chung vào các nhóm giải pháp nhằm hạn chế một số bất cập trong công tác giải quyết việc làm cho lao động DTTS như: (1) Chất lượng lao động phải được nâng cao cả về trình độ tay nghề lẫn thái độ, tác phong nghề nghiệp; (2) Cơ sở hạ tầng các trường, trung tâm dạy nghề cho lao động phải được đầu tư đồng bộ, nâng cao, giáo trình biên tập cho phù hợp, nghành nghề được mở rộng, đẩy mạnh đào tạo nghề tại chỗ, gắn đào tạo với giới thiệu việc làm; (3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện, tọa đàm, sàn giao dịch việc làm, tạo cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp; (4) Thẩm định, phê duyệt các dự án kỹ lưỡng, bãi bỏ các dự án treo tránh việc đầu tư dở chừng của các doanh nghiệp vừa gây thất thoát tài sản, lãng phí quỹ đất, gây ra thiếu việc làm cho người lao động; (5) Cần có quy hoạch, định hướng, tạo môi trường kích thích phát triển các làng nghề, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đầu ra cho sản phẩm thích ứng với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, tạo việc làm ổn định cho lao động ngay tại địa phương mình.
2 Kiến nghị
1. Đối với Đảng và Nhà nước: Tiếp tục quan tâm, ban hành những chính sách hợp lý hỗ trợ những tỉnh miền núi, vùng khó khăn có đông đồng bào DTTS, chỉ đạo các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương có sự quản lý thống nhất, đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động DTTS. 2. Đối với chính quyền các cấp: Căn cứ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ, tạo việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tập trung vào các vấn đề là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến người lao động thông qua các buổi sinh hoạt, họp dân, sàn giao dịch việc làm; Nâng cấp hệ thống trường nghề, cơ sở đào tạo, hỗ trợ cho đối tượng tham gia học nghề, đặc biệt là lao động DTTS, đẩy mạnh tập
huấn, đào tạo nghề tại cơ sở; Chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động DTTS; Đẩy mạnh đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh; Quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống; Bố trí nguồn kinh phí hợp lý.
3. Đối với người lao động: Cần có sự thay đổi về tư duy trong lao động, nhanh chóng tiếp cận, thích nghi với khoa học công nghệ, từ bỏ những hủ tục lạc hậu, thói quen trong sinh hoạt, tích cực chủ động tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn, trung và dài hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 áo cáo về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của U ND tỉnh Lạng Sơn các năm 2013, 2014, 2015, 2016
2 ách khoa toàn thư mở Wikipedia
3 áo cáo tổng kết của Sở LĐT &XH Lạng Sơn các năm 2013,2014,2015,2016 4 Đỗ im Chung. Giáo trình nguyên lý kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 2009.
5 Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, 2008.
6 ùi Quang Hưng. Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên Dân tộc thiểu số
tỉnh Lào Cai – Luận văn thạc sỹ inh tế nông nghiệp , trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, 2013.
7 Niên giám thống kê Lạng Sơn 2014, 2015, 2016
8 Đồng Văn Tuấn. Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên – áo cáo tổng hợp kết quả khoa học đề tài của trường Đại học Thái Nguyên, 2011.
9 Cư Hòa Vần. Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta – Thực trạng và giải pháp, 2000.
10 Lê Hữu Tùng. Nghiên cứu giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn tại địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên - Luận văn thạc sỹ inh tế nông nghiệp , trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, 2013.
11 U ND tỉnh Lạng Sơn. Chiến lược phát triển thanh niên Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2020, 2012.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
STT Mã hiệu văn bản Ngày Trích yếu
I Văn bản luật
1 10/2012/QH13 18/6/2012 Bộ Luật Lao động 2 59/2005/QH11 29/11/2005 Luật đầu tư 3 45/2013/QH13 29/11/2013 Luật đất đai 4 16/2003/QH11 26/11/2003 Luật xây dựng
II Văn bản của Chính phủ
1 71/2008/NĐ-CP 05/6/2008
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm
2 19/2005/NĐ-CP 28/02/2005 Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm
3 102/2009/QĐ-TTg 20/9/2009 Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thuộc hộ nghèo vùng khó khăn
4 30/2009/QĐ-TTg 23/02/2009
Về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế
5 103/2008/QĐ-TTg 20/7/2008 Phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015
6 15/2008/QĐ-TTg 23/01/2008
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm
7 144/2007/QĐ-TTg 31/8/2007 Việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
8 101/2007/QĐ-TTg 06/7/2007 Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010
9 89/2005/QĐ-TTg 28/04/2005 QĐ về chính sách việc làm đối với quân nhân, công an nhân dân thôi phục vụ tại quân ngũ 10 71/2005/QĐ-TTg 05/4/2005 Cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ
quốc gia về việc làm 11 05/2011/NĐ-CP 14/01/2011 Về công tác dân tộc
12 449/QĐ-TTg 12/3/2013 Phê duyệt công tác dân tộc đến năm 2020
13 54/2012/QĐ-TTg 04/12/2012
Ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015
14 551/QĐ-TTg 04/4/2013
Phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu, các thôn,
STT Mã hiệu văn bản Ngày Trích yếu
bản đặc biệt khó khăn
15 66/2013/QĐ-TTg 11/11/2013 Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người DTTS
16 1201/2012/QĐ-TTg 31/8/2012 Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dậy nghề giai đoạn 2012-2015
17 30a/2008/NQ-CP 27/12/2008 Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
18 29/2008/NĐ-CP 14/3/2008 Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
19 138/2008/QĐ-TTg
14/10/2008 Về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của hu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn
20 33/2009/QĐ-TTg 02/3/2009 an hành cơ chế chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu
21 100/2009/QĐ-TTg 30/7/2009 Về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu
22 1956/QĐ-TTg 27/11/2009 Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
III Văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1 101/2009/TT-BTC 20/5/2009
Hướng dẫn sử dụng, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện các dự án, chương trình thuộc đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”
2 06/2009/TTLT-
LĐT XH-BTC 27/02/2009
Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ- TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế
3 27/2008/TT-
LĐT XH 20/11/2008
Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT- LĐT XH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động T &XH hướng dẫn thị hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05/6/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP
4 73/2008/TT-BTC 01/8/2008
Hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí Quỹ quốc gia