Bài học về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 41)

Một là: Đối với đào tạo nghề cho lao động DTTS cần gắn nâng trình độ tay nghề với ý thức, tác phong làm việc của người lao động. Đào tạo cần có nội dung cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo lưu động tại cơ sở, gắn đào tạo với giải quyết việc làm tại chỗ, chú trọng các ngành nghề về khai thác, chế biến nông lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ…

Hai là: Tận dụng lợi thế về thương mại biên giới, tỉnh cần tiếp tục có các cơ chế chính sách nhằm thu hút và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp. Đây là điều kiện tạo ra lượng lớn việc làm không chỉ tạo việc làm cho lao động tại địa phương mà còn thu hút cả các lao động từ nơi khác đến. Ba là: Xuất khẩu lao động đang là một xu thế của không ít người lao động. Với đặc thù trình độ lao động DTTS còn nhiều hạn chế, với tâm lý ngại xa nhà việc lao động tham gia làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp của nước ngoài … trong và ngoài tỉnh đang là lựa chọn của hàng nghìn lao động DTTS trên địa bàn trong thời gian qua.

Bốn là: Việc phát triển khôi phục, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương cần được quan tâm, định hướng, hỗ trợ phát triển nhiều hơn nhằm giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ngay tại địa phương, bên cạnh đó là khôi phục nét truyền thống văn hóa dân tộc đang ngày càng mai một trong quá trình phát triển hiện nay.

Kết luận chương 1

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài, tại chương I của luận văn tác giả đã đánh giá tổng quan về việc làm và công tác giải quyết việc làm cho lao động dâ tộc thiểu số tại tỉnh Lạng Sơn, trong đó tập trung đề cập đến các nội dung về:

Những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; Khái niệm về lao động; Dân tộc thiểu số và lao động dân tộc thiểu số; Đặc điểm của lao động dân tộc thiểu số; Phân loại lao động; Việc làm và thất nghiệp.

Công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số, chủ trương, định hướng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; chính sách giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; Tạo việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số.

Mục đính, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; hái niệm giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; Nội dung công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; Công tác tư vấn việc làm; Đào tạo nghề; Thu hút vốn đầu tư phát triển các hu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp; Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; Chủ trương, chính sách liên quan đến giải quyết việc làm cho dân tộc thiểu số; Tổ chức cơ sở đào tạo, trung tâm dạy nghề; Chất lượng của lao động dân tộc thiểu số; Vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của lao động dân tộc thiểu số; Sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, hội đoàn thể.

Tổng quan công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; Công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Tình hình giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Việt Nam; inh nghiệm của một số địa phương về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số; Hỗ trợ vốn cho lao động phát triển sản xuất và tạo việc làm; Đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động; Phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hợp lý; Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các khu công nghiệp trong nước.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)