Thực trạng công tác đào tạo ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 57 - 63)

2.3.1.1 Mạng lưới cơ sở đào tạo

Đến năm 2016 toàn tỉnh có 21 cơ sở dậy nghề, trong đó: 01 trường cao đẳng nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, 01 trường trung cấp nghề thuộc Sở Lao động – TBXH tỉnh, 10 trung tâm dậy nghề cấp huyện, 03 trung tâm dậy nghề thuộc đoàn thể, 01 trung tâm dậy nghề tư thục Tùng Linh, 05 cơ sở khác có tham gia hoạt động dậy nghề.

Hầu hết cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn mới thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư còn mới và khá hiện đại, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy nghề hầu hết đều sản xuất sau năm 2000 cơ bản đáp ứng được công tác đào tạo nghề tại địa phương, hiện tại đang hoàn thiện hồ sơ thành lập mới 01 Trung tâm dạy nghề thành phố Lạng Sơn.

2.3.3.2 Năng lực đào tạo theo thiết kế của các cơ sở đào tạo

Vừa qua Lạng Sơn được Trung ương phân bổ kinh phí thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng, cùng với ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí của các tổ chức... Các cơ sở dạy nghề đều được mở rộng quy mô, nâng cao năng lực đào tạo nghề. Mỗi năm các cơ sở đào tạo nghề đủ năng lực tuyển

sinh đào tạo trên 14.000 học viên, cụ thể như sau:

- Tuyển sinh đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Nông lâm Đông Bắc đạt 4.000 người/năm (Cao đẳng nghề 500 người; trung cấp nghề 1.500 người; dạy nghề dưới 12 tháng 2.000 người)

- Tuyển sinh của Trường Trung cấp nghề Việt- Đức đạt 2.200 HV/năm (đào tạo trung cấp nghề 600 học viên, dạy nghề dưới 12 tháng là 1600 người).

- Tuyển sinh của 13 Trung tâm dạy nghề khoảng 6.500 người/năm chủ yếu là dạy nghề thường xuyên dưới 12 tháng cho lao động nông thôn chủ yếu là đồng bào DTTS.

- Tuyển sinh của 6 cơ sở có tham gia hoạt động dạy nghề đạt 1.800 người/năm (Sơ cấp nghề khoảng 500 người, dạy nghề dưới 12 tháng khoảng 1.300 người).

Hiện tại các Trung tâm dạy nghề cấp huyện đang trong quá trình đầu tư và hoàn thiện do vậy việc tuyền sinh, đào tạo còn hạn chế, chưa phát huy hết quy mô đào tạo. Nhưng với mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề hiện có, bước đầu đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên để đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thi trường lao động đòi hỏi phải tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề.

2.3.1.3 Quy mô, cơ cấu, số lượng, trình độ, nghề và kết quả đào tạo

So với năng lực thiết kế, quy mô tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm của hầu hết các cơ sở trên toàn tỉnh còn thấp, cơ bản chưa phát huy hết so với năng lực thiết kế, đặc biệt hệ thống các Trung tâm dạy nghề cấp huyện, do thiếu đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện, do vậy tập trung chủ yếu đào tạo nghề lưu động dưới 3 tháng.

Trong năm 2016 tuyển mới dậy nghề được 7.900 người, trong đó: + Cao đẳng nghề : 100 người;

+ Trung cấp nghề: 1.800 người; + Sơ cấp nghề: 1.800 người;

+ Dạy nghề cho lao động nông thôn: 4.200 người.

Các cơ sở đào tạo nghề tâp trung đào tạo ở 3 cấp trình độ, cụ thể như sau:

+ Trình độ cao đẳng với 6 nghề đào tạo: Lâm sinh, Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, Công nghệ ôtô, Điện công nghiệp, Hàn, Kế toán doanh nghiệp

+ Trình độ trung cấp nghề với 21 nghề: Lâm sinh, Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, Công nghệ ôtô, Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Hàn, Cắt gọt kim loại, May và thiết kế thời trang, Quản trị máy tính, Kỹ thuật nông nghiệp.

+ Trình độ đào tạo nghề dưới 12 tháng với 35 nghề: Trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Lái xe ôtô, Sửa chữa máy nông nghiệp, điện dân dụng, hàn, điện nước...

2.3.1.4 Đội ngũ giáo viên

Hiện tại các cơ sở đào tạo có trên 374 cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó: 274 giáo viên, 100% có nghiệp vụ sư phạm từ bậc 1 trở lên và đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề của Nhà nước, tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học chiếm trên 17,07 , Đại học và Cao đẳng chiếm 80%. Các trung tâm dạy nghề cấp huyện do mới thành lập và đang hoàn thiện cho nên đội ngũ cán bộ quản lý chủ yếu là kiêm nhiệm, chỉ có một số cán bộ quản lý của Trung tâm là chuyên trách, đội ngũ giáo viên chủ yếu là giáo viên hợp đồng, mời giảng, thỉnh giảng. Hiện nay các cơ sở dạy nghề đã có kế hoạch tiếp tục tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.

2.3.1.5 Chương trình, giáo trình dạy nghề

Hiện nay các cơ sở đào tạo nghề hệ trung cấp và cao đẳng trên địa bàn đã biên soạn và đang sử dụng hệ thống chương trình, giáo trình theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trong đó: Cao đẳng nghề với 8 bộ chương trình, Trung cấp nghề 21 bộ chương trình. Trong quá trình thực hiện các cơ sở đó chủ động chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên vẫn bám sát chương trình khung của Bộ quy định. Đối với chương trình, giáo trình đào tạo hệ sơ cấp nghề, các cơ sở dạy nghề đã chủ động chỉnh sửa, bổ sung, phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và phù hợp với nhu cầu của người học. Đối với chương trình dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành 28 bộ chương trình, giáo trình và thống nhất đưa vào giảng dạy từ năm 2010. Bộ chương trình, giáo trình của 28 nghề đã đáp ứng được yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn, qua đó tạo sự thống nhất chương trình, giáo trình giảng dạy trên địa bàn toàn tỉnh. Chương trình, giáo trình môn học chung (Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Quốc phòng an ninh, Tin học, ngoại ngữ) Bộ Lao động -TB&XH ban hành, các cơ sở dạy nghề đã áp dụng thực hiện.

Trong giai đoạn vừa qua Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về lĩnh vực đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động DTTS. Tuy nhiên hoạt động dạy nghề cho lao động DTTS trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo nghề của thị trường lao động, Tỉnh uỷ; UBND tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ cho người học, với tổng kinh phí hàng năm từ nguồn Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và của tỉnh trên 10 tỷ đồng. Qua đó đào tạo nghề cho lao động DTTS bước đầu đã có những kết quả nhất định. Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các ngành nâng cao nhận thức, quan tâm chỉ đạo và được nhân dân đồng tình hưởng ứng; hệ thống các cơ sở đào tạo nghề được thành lập đã có 10/11 huyện, thành phố có trung tâm dạy nghề, cơ sở vật chất đang được đầu tư hoàn thiện; hệ thống giáo trình đào tạo nghề cho lao động được đầu tư biên soạn, chỉnh sửa, thống nhất phù hợp với đặc điểm, điều kiện dạy và học trên địa bàn tỉnh, đội ngũ giáo viên dần được chuẩn hoá, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao; đến hết năm 2016 kết quả tuyển dậy nghề mới 7.900 người, trong đó dậy nghề lao động nông thôn là 4.200 người, trên 80 lao động DTTS đào tạo nghề đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển kinh tế hộ tự tạo việc làm, một số lao động có cơ hội tìm kiếm được việc làm phù hợp và chuyển đổi cơ cấu kinh tề, qua đó góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động nông thôn lên 82%, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn dưới 4%, góp phần giảm nghèo bền vững trên toàn tỉnh đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 35% năm 2013, tăng lên 39 năm 2016.

ảng 2.7 Đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh năm 2014 - 2016

TT Chỉ tiêu/nhiệm vụ Đơn vị

tính 2014 2015 2016

1 Tổng số cơ sở dạy nghề Cơ sở 21 21 21

- Trường Cao đẳng nghề 01 01 01 - Trường trung cấp nghề 01 01 01

- Trung tâm dạy nghề 13 13 13

- Cơ sở tham gia dạy nghề 06 06 06

2 Tuyển mới dạy nghề Người 5.553 7.332 13.500

- Cao đẳng nghề 40 59 100

- Trung cấp nghề 900 1.200 1.800 - Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên.

+ Dạy nghề dân tộc thiểu số

2.113 2.500 3.113 2.960 6.000 5.600

3 Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm

- Đổi mới và phát triển dậy nghề (đầu tư nghề trọng điểm)

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956/QĐ-TTg

+ Tăng cường cơ sở vật chất

Ngân sách Trung ương

+ Hỗ trợ lao động nông thôn hoc nghề

+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã

Người Tr.đồng Cơ sở Tr.đồng Người Tr.đồng 1.000 - 8 12.660 1.600 950 2.000 - 8 16.960 2.600 1.150 3.000 13.000 5 8.000 5.000 -

4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 32 37 39

ảng 2.8 Tình hình đào tạo nghề của lao động điều tra

Chỉ tiêu

TP Lạng Sơn Huyện Cao Lộc Huyện Bình Gia

Người CC (%) Người CC (%) Người CC (%)

Tổng số lao động điều tra 40 100 30 100 30 100

1. Số lao động qua đào tạo 15 37,5 14 46,7 16 53,3

- Dài hạn 02 13,3 02 14,3 04 25

- Ngắn hạn 13 86,7 12 85,7 12 75

2. Số lao động có việc làm sau đào tạo

13 32,5 11 36,7 12 40

- Dài hạn 02 15,4 02 18,2 04 33,3

- Ngắn hạn 11 84,6 09 81,8 06 50

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề tại địa phương ở mức khá cao so với điều kiện hiện tại của địa phương chiếm 46%, tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa đào tạo nghề dài hạn 20% và đào tạo ngắn hạn là 80%. Qua điều tra cho thấy tại các phường của Thành phố và thị trấn trung tâm của huyện tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn các xã. Nguyên nhân một phần các khu vực này lao động được qua đào tạo Đại học nhiều hơn, cũng tại đây tỉ lệ gia đình có công việc buôn bán, dịch vụ khá lớn, thành viên trong gia đình tiếp tục tham gia bằng kinh nghiệm và các mối làm ăn lâu năm (bán hàng tại các chợ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thuê kho, bãi, vận chuyển bốc xếp hàng hóa…) của gia đình, mặt khác tại các xã khu vực nông thôn khi phong trào “xây dựng nông thôn mới” được triển khai cùng với việc các chương trình đào tạo, dậy nghề được các cấp các ngành, các tổ chức quan tâm nhiều hơn, người dân đã có nhận thức tốt hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề.

Tuy tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn khu vực nông thôn nhưng tại các khu vực thành thị, cơ hội lao động tìm kiếm được việc làm ở thành thị 95% lại cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn là 69%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)