Giải pháp Phát triển hoạt động đưa người lao động DTTS đi làm việc ở nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 105 - 107)

ngoài

trường lao động, đặc biệt là những thị trường có nhu cầu lao động phù hợp với khả năng và chất lượng của lao động DTTS.

- Các kế hoạch tuyển dụng, hợp đồng tuyển dụng đi lao động xuất khẩu, yêu cầu của phía tuyển dụng đối với chất lượng cũng như trình độ ngoại ngữ của người lao động cần được thông báo kịp thời cho người dân, sớm có kế hoạch bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu lao động lâu dài.

- Kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề, liên kết trong việc đào tạo nghề, học ngoại ngữ để người lao động thuận tiện trong việc chuẩn bị đi X LĐ, đặc biệt đối với lao động DTTS trình độ ngoại ngữ, giao tiếp xã hội, trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế.

- Cần có sự quản lý lao sang làm việc tại thị trường Trung Quốc đảm bảo đúng quy định, tránh những thiệt thòi cho người dân khi lao động trái phép tại Trung Quốc. Các cơ quan chức năng cần có các giải pháp giúp người lao động làm việc đúng theo quy định của pháp luật và khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh với nhu cầu lao động của thị trường Trung Quốc.

3.4.3. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp tạo cơ hội việc làm cho lao động dân tộc thiểu số

Lạng Sơn là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, có 2 cửa khẩu Quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ, các điểm thông quan, lối mở. Với 2 khu kinh tế cửa khẩu là Đồng Đăng- Lạng Sơn và hu kinh tế cửa khẩu Chi Ma; 2 khu công nghiệp là CN Đồng Bành với tổng diện tích quy hoạch gần 322ha, KCN Hồng Phong được xác định tại quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng sơn, có quy mô diện tích từ 250- 300ha; Đối với các cụm công nghiệp, đã hoàn thành và đưa vào khai thác cụm công nghiệp địa phương số 2 có tổng diện tích hơn 13ha, cụm công nghiệp Hợp Thành có diện tích hơn 120ha, CCN Hữu Lũng có diện tích gần 49ha, cụm công nghiệp Na Dương có tổng diện tích quy hoạch lớn nhất với 365ha, cùng với tuyến đường giao thông thuận lợi. Lạng Sơn luôn xác định kinh tế cửa khẩu là mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế chung toàn tỉnh đóng góp một phần rất quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh, cho ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động.

Các chương trình chào đón, ưu đãi về thủ tục hành chính, vốn vay cho doanh nghiệp đầu tư vào địa phương cũng như doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu qua địa bàn đang thu hút được số lượng đông đảo các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Đây chính là

cơ hội của lao động địa phương để tiếp cận và có được việc làm phù hợp và thu nhập ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)