Đặc điểm kinh tế khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 56)

a) Tình hình kinh tế

Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhân văn phong phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và tứ giác trọng điểm Bắc Bộ Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ; có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có 4 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước trong khối ASEAN, Trung Á, châu Âu. Nằm trong “Hành lang kinh tế” và “tứ giác trọng điểm” Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh. Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước tham gia xuất khẩu qua biên giới và tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Trong bối

cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước theo báo cáo tổng hợp năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,32% (mục tiêu trên 10 ), trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 4,45 (mục tiêu 3,5 - 4%), công nghiệp - xây dựng tăng 5,53% (mục tiêu 14 - 15%), dịch vụ tăng 10,32 (mục tiêu 11 - 12%). Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế là: nông lâm nghiệp 37,1% (mục tiêu 38 - 39%), công nghiệp - xây dựng 22,7% (mục tiêu 21 - 22%), dịch vụ 40,2% (mục tiêu 40 - 41%). Kết quả sản xuất sản xuất nông lâm nghiệp đạt khá so với kế hoạch và cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng đạt 102,1% kế hoạch, tổng tổng sản lượng lương thực đạt 104,1% kế hoạch, tăng 12,4 . Công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường, ngăn chặn kịp thời . Ngành chăn nuôi phát triển ổn định, đàn trâu, đàn lợn, gia cầm tăng so với cùng kỳ năm 2015. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng cả về diện tích nuôi trồng và sản lượng so với năm 2015. Công tác trồng rừng và chăm sóc rừng trồng được thực hiện thường xuyên; độ che phủ của rừng hết năm 2016 đạt 50,6%. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 được tập trung chỉ đạo đồng bộ, tích cực. Phong trào thi đua “Lạng Sơn cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã được phát động ở tất cả các huyện và thành phố, tạo sự chuyển biến về nhận thức từ cấp tỉnh đến xã và của nhân dân. Nhân dân được tuyên truyền, vận động và ý thức được việc chung tay xây dựng nông thôn mới; các nguồn lực đầu tư cho nông thôn được tăng cường, thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án như: chương trình 134, 135 (giai đoạn II). Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế: sức mua giảm, tiêu thụ chậm, hàng hóa tồn kho vẫn ở mức cao. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 2015) giảm 4,8% so với năm 2016. Dự ước sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đạt thấp so với kế hoạch và giảm so với cùng kỳ là: xi măng đạt 49,4% kế hoạch, giảm 16,8%; than cám các loại đạt 88,7% kế hoạch, giảm 4,4 ; điện sản xuất đạt 93,5% kế hoạch, giảm 11,3%; gạch các loại đạt 50,9% kế hoạch, giảm 26,4 ; đá các loại đạt 57,6% kế hoạch, giảm 10,9%; chì thỏi đạt 68,3% kế hoạch, giảm 10,2%; bột đá mài đạt 52,4% kế hoạch. Một số sản phẩm đạt khá so với kế hoạch và cùng kỳ là: Điện thương phẩm đạt 103,6% kế hoạch, tăng 19,3 ; nước máy đạt 104% kế hoạch, tăng 9,6 ;...

Do tình hình khó khăn chung , tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn vẫn đạt thấp so với kế hoạch (85,7% kế hoạch) và giảm 6,7% so với cùng kỳ. Thương mại nội địa ổn định phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ

ước thực hiện đạt 94,4% kế hoạch, tăng 21 . Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm 2016 tăng 11,76% so với cùng kỳ năm 2015. Doanh thu du lịch toàn xã hội tăng 1,7%. Dịch vụ vận tải có tăng trưởng, đã khai thông tuyến vận tải đường bộ quốc tế Hà Nội - Nam Ninh và Hà Nội - Thẩm Quyến.

Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đến 31/12/2016 tăng 25,5 so với 31/12/2015; tổng đầu tư tín dụng tăng 13,1 . Nợ xấu đến 30/9/2016 chiếm 2,85% tổng dư nợ.

ảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Lạng Sơn thời kỳ 2010 - 2016

TT Chỉ tiêu

Năm Tăng bình quân

(%)

2010 2014 2016 10-14 14-16 10-16 GDRP giá SS 2010, tỷ đồng 6.572,1 10.686,4 13.529,4 10,21 8,18 9,45

1 Nông lâm nghiệp, thủy sản 2.773,5 3.466,3 3.877,7 4,56 3,81 4,28

2 Công nghiệp - Xây dựng 1.331,7 2.665,2 3.459,1 14,88 9,08 12,67

- Công nghiệp 671,6 1.423,4 1.780,8 16,21 7,75 12,96 - Xây dựng 660,1 1.241,8 1.678,3 13,47 10,56 12,37

3 Dịch vụ 2.466,8 4.554,9 6.192,6 13,05 10,78 12,19

ảng 2.5 Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo thành phần và ngành kinh tế tỉnh Lạng Sơn

Đơv vị tính: Triệu đồng

Tổng số 10.686.383 2014 14.009.494 2015 16.201.864 2016 1. Phân theo thành phần kinh tế

Kinh tế Nhà nước 3.579.825 4.786.610 5.838.731

Kinh tế ngoài Nhà nước

- inh tế tập thể - inh tế tư nhân - Kinh tế cá thể 6.592.757 28.334 1.130.875 5.433.548 8.622.120 36.978 1.466.047 7.119095 9.711.548 45.613 1.280.703 8.385.232

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 194.601 252.644 311.081 2. Phân theo ngành kinh tế

A. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3.466.257 4.588.396 4.970.974 . Công nghiệp khai thác 267.525 350.147 337.736 C. Công nghiệp chế biến, chế tạo 421.030 571.758 716.729 D. SX và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa không khí 691.694 778.193 951.227 E. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử

lý rác thải, nước thải 42.911 54.169 68.214

F. Xây dựng 1.241.764 1.670.166 1.943.249

G. án buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

1.119.495 1.308.258 1.423.857

H. Vận tải kho bãi 316.345 491.336 508.009

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 199.799 202.307 268.530 J. Thông tin và truyền thông 310.450 434.324 587.424 . Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo

hiểm 132.564 260.815 346.826

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản 445.554 605.546 775.520 M. Hoạt động chuyên môn, khoa học công

nghệ

51.320 61.530 75.212 N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 10.135 15.829 22.788 O. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức

chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, ANQP và đảm bảo xã hội bắt buộc

692.319 912.260 1.137.277

P. Giáo dục và đào tạo 764.803 1.134.490 1.364.795 Q. Y tế hoạt động cứu trợ xã hội 119.528 135.075 267.509 R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 33.217 38.025 34.062

S. Hoạt động dịch vụ khác 40.203 48.750 61.622

T. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

40.203 48.750 61.422

U. Thuế xuất nhập khẩu 319. 200 348.120 340.500

b) Đầu tư phát triển

ảng 2.6: Tổng vốn đầu phát triển thời kỳ 2014 - 2016

Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 2014-2016

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 21.254

I. Vốn địa phương quản lý Tỷ đồng 19.752

% so với tổng số đầu tư % 92,93

Vốn đầu tư ngân sách Tỷ đồng 4.456

% so với tổng số đầu tư % 20,97

Vốn tín dụng đầu tư phát triển NN Tỷ đồng 505

% so với tổng số đầu tư % 2,38

Vốn đầu tư DNNN Tỷ đồng 85

% so với tổng số đầu tư % 0,40

Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tỷ đồng 14.141

% so với tổng vốn đầu tư % 66,53

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tỷ đồng 335

% so với tổng số đầu tư % 1,58

Vốn ODA, vốn nước ngoài khác Tỷ đồng 230

% so với tổng số đầu tư % 1,08

II. Vốn trung ương quản lý Tỷ đồng 1.502

% so với tổng số đầu tư % 7,07

(Nguồn: Báo cáo UBND tỉnh Lạng Sơn 2014,2015,2016)

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đã được tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng cấp thiết (giao thông, điện, thủy lợi, trường học, bệnh viện), các khu vực kinh tế trọng điểm (các khu vực cửa khẩu, khu đô thị mới, cụm công nghiệp…), đồng thời chú trọng đầu tư cho khu vực nông thôn, vùng cao, biên giới, do đó kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đáng kể. Đến năm 2016, tất cả 226 xã trên địa bàn tỉnh đã có điện lưới quốc gia, tăng 12 xã so với năm 2013. Năm 2013, có 207 xã có đường ô tô đến trung tâm đi được 4 mùa, đạt tỷ lệ 91,6 , tăng 10,6 so với năm 2009; 96,3% số hộ được sử dụng điện, tăng 15,8 ; 81 dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tăng 26 ; 95 dân cư đô thị được sử dụng nước sạch, tăng 19 . Hệ thống trường học, bệnh viện được đầu tư nâng cấp, nâng cao chất

lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; các cơ sở văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình được tăng cường.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: chủ yếu tập trung vào phát triển các cơ sở công nghiệp trên địa bàn và để thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: tích luỹ của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng gia tăng, tuy nhiên, do tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nên số doanh nghiệp nhà nước năm 2016 giảm đáng kể so với năm 2013.

Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: nguồn vốn trong dân cư và khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và có xu hướng ngày càng gia tăng. Hết năm 2016, toàn tỉnh có khoảng 1.530 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn kinh doanh trên 8.250 tỷ đồng. Nguồn vốn này được đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Năm 2016, có 28 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 224,5 triệu USD. Quy mô vốn đầu tư của các dự án chủ yếu là vừa và nhỏ, chất lượng hàng hoá, dịch vụ còn hạn chế, tính cạnh tranh của sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư mang lại chưa cao. Chỉ có một số dự án có quy mô và số vốn đầu tư đăng ký tương đối lớn như dự án Sân golf, khách sạn 5 sao với tổng vốn đầu tư đăng ký 51,5 triệu USD, dự án Xây dựng nhà máy chế biến chì thỏi với số vốn đăng ký 5,4 triệu USD và dự án Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô DRAGON có số vốn đăng ký đầu tư là 50 triệu USD.

Vốn ODA: Từ năm 2010 đến 2016 tỉnh đã triển khai thực hiện khoảng 20 dự án ODA với giá trị tài trợ trên 1.000 tỷ VNĐ, được thực hiện thành công và phát huy hiệu quả tại hầu hết các địa bàn trong tỉnh trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế… Một số dự án đã phát huy tác dụng tốt, cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng của tỉnh và điều kiện sống của nhân dân trong khu vực. Hiện đang triển khai 02 dự án ODA có quy mô khá lớn với tổng mức đầu tư tương đương 1.119,4 tỷ đồng, đó là Hợp phần đầu tư đô thị Đồng Đăng do Ngân hàng

Phát triển châu Á (ADB) tài trợ và Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố do Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) tài trợ.

Vốn trung ương quản lý: bên cạnh việc huy động các nguồn vốn do địa phương quản lý, nguồn vốn trung ương quản lý được đầu tư trên địa bàn có đóng góp quan trọng trong mục tiêu đầu tư phát triển của tỉnh. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của nguồn vốn này là giao thông, thuỷ lợi, điện và một số dự án công nghiệp lớn như Nhiệt điện Na Dương,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)