Cơ sở thực tiễn về hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại công ty tnhh mtv khai thác thuỷ lợi thái nguyên (Trang 34 - 39)

1.2.1Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi của một số doanh nghiệp trên thế giới

Phát triển nông nghiệp toàn diện là mọt trong những biện pháp chiến lược để hỗ trợ và bảo vệ quá trình phát triển nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi là một thành phần quan trọng, chủ yếu trong các biện pháp phát triển nông nghiệp toàn diện.

Nền kinh tế thay đổi, bắt buộc hệ thống quản lý thủy lợi cần phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển toàn diện. Sau đây là một vài điển hình về công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên thế giới:

a) Thái Lan

Thái Lan thực hiện dự án “Can thiệp của Nhà nước vào các hệ thống tưới tiêu do nông dân quản lý” từ năm 1984 đến năm 1989, nhằm mục đích hướng sự hỗ trợ của chính phủ vào các hệ thống nhỏ lẻ do nông dân vận hành quản lý. Người dân được khuyến khích thành lập các tổ chức tưới tiêu công cộng, nhóm dùng nước và các hội dùng nước. Bên cạnh đó cải cách nông nghiệp nhờ nguồn vốn của ADB.

Sau thời gian thử nghiệm trên một số khu vực với diện tích bằng 5% tổng diện tích tưới tiêu rên toàn quốc, kết quả đạt được là: Nông dân trồng nhiều nông sản mùa khô

hơn; giảm số nhân viên vận hành duy tu bảo dưỡng; giảm chi phí kinh doanh – quản lý; tăng lên về lợi ích xã hội cũng như khả năng giao dịch với thị trường.

b) Trung Quốc

Trung Quốc tiến hành cuộc cải cách quản lý tưới trên diện rộng bao gồm 11 tỉnh và 6 khu tự trị và thu được kết quả khả quan cũng như bài học kinh nghiệm như sau:

Tại tỉnh Quảng Đông có tổng diện tích đất canh tác là 634.919ha trong đó gồm 757 khu tưới có diện tích trên 667ha và 65 khu tưới lớn có diện tích tưới trên 2000ha. Bằng việc thử nghiệm xây dựng các tổ chức dùng nước(WUA) với các tiêu chí:

- Những khu được chính quyền các cấp quan tâm, hiểu được tầm quan trọng và vai trò của WUA từ đó họ tích cực ủng hộ thành lập tổ chức.

- Những vùng có nguồn nước đầy đủ, chất lượng nước tốt, đảm bao hệ số tưới cao. - Các vùng có tổ chức quần chúng tốt, người nông dân ủng hộ công tác cải cách người dân có độ tin cậy cao vào các công trình tưới tiêu

- Các khu tưới đã có một số kinh nghiệm trong việc quản lý và thu chi thủy lợi phí. - Những nơi có đặc điểm nguồn nước, loại hình công trình, quy mô, điều kiện kinh tế xã hội và môi trường tương đối điển hình.

Từ các tiêu chí trên, thông qua việc thử nghiệm WUA làm công tác quản lý vận hành công tác thủy lợi và tự chủ tài chính, công tác quản lý đã đạt kết quả tốt so với trước đây được đánh giá là rất kém.

Sau thử nghiệm, lãnh đạo các cấp tỉnh Quảng Đông đã nhận định rằng: việc cải cách hệ thống quản lý công trình bằng biện pháp WUA so với hình thức đấu giá hay cho thuê công trình thủy lợi trước đây thì WUA hơn hẳn về tính dân chủ, pháp lý, thị trường và ngoài ra WUA còn thể hiện được sự phát triển bền vững trong công tác bảo vệ nguồn nước.

1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi của một số đơn vị trong nước vị trong nước

Sau thống nhất đất nước, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đầu tư xây dựng được một hệ thống công trình thủy lợi đồ sộ. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được

hàng ngàn hệ thống công trình thủy lợi gồm: 6.638 hồ chứa, hơn 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000km kênh mương, 25.960km đê các loại; đào tạo gần trăm nghìn cán bộ tác thủy lợi từ TW đến địa phương. Đầu tư thủy lợi đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành đất nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, do tốc độ nhanh của quá trình CNH đất nước đã khiến nhiều hệ thống công trình thủy lợi không đáp ứng kịp cả về quy mô lẫn sự lạc hậu của nó.

Bên cạnh đó, Việt nam là một trong 5 nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá là bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đòi hỏi công tác quản lý phải đồng bộ, toàn diện kể cả trước mắt và lâu dài.

Một số mô hình quản lý khai thác công trình thủy lợi có thể tham khảo rút kinh nghiệm cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi cho Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên như sau:

a) Mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở Công ty Thủy Lợi Tỉnh Đồng Tháp Hoạt động của các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở đây gần như hoàn toàn theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc “đấu giá cạnh tranh”.

Các hộ nông dân trong vùng hưởng lợi tổ chức đại hội những người dùng nước. Đại hội thảo luận quy chế quản lý, vận hành và tu sửa công trình, đồng thời bầu ra Ban quản lý tưới. Ban quản lý tưới đại diện cho quyền lợi của các hộ dân trong vùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm xem xét, lựa chọn cá nhân nhận khoán theo nguyên tắc “đấu giá mức thu thuỷ lợi phí”. Tổ chức, cá nhân nào có đủ năng lực và chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý, vận hành công trình, cung cấp nước tưới đầy đủ theo yêu cầu của các tập đoàn viên và có mức thu thuỷ lợi phí thấp nhấp sẽ được chọn để giao khoán. Ban quản lý tưới tiêu sẽ ký hợp đồng giao khoán với tổ chức, cá nhân nhận khoán; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát công việc tưới tiêu và tu sửa công trình của người nhận khoán theo các quy định đã được ký kết trong hợp đồng mà đại hội đã thông qua.

b) Kinh nghiệm từ Ban quản lý dịch vụ thủy lợi Hà Nội

thuộc Sở NN & PTNN. Ban quản lý được UBND thành phố Hà nội giao thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng về quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi do thành phố quản lý theo phân cấp tại quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/03/2011.Ban thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng là đơn vị sự nghiệp có thu nhập, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Ban có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng. Ban QLDVTL được xây dựng theo nguyên tắc tinh gọn, hợp lý, hiệu quả gồm ban giám độc và 3 phòng chuyên môn (phòng Hành chính - tổ chức, phòng kế hoạch – tài chính và phòng Quản lý nước và công trình).

Ban QLDVTL thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng về quản lý, khai thác các công trình thủy lợi do thành phố quản lý. Theo quy định tại quyết định số 11/2011/QĐ-UB ngày 02/03/2011 ban hành quy định phân cấp quản lý, các CTTL do thành phố quản lý gồm:

- HTCTTL đầu mối, hệ thống kênh trục chính và các kênh nhánh có quy mô lớn, các công trình điều tiết nước có quy mô vừa và lớn thuộc hệ thống CTTL liên tỉnh ( trừ các công trình do Bộ NN&PTNT quản lý)

- Các CTTL liên 3 huyện và liên xã, các công trình đầu mối độc lập; hồ chứa nước có dung tích trên 500.000m3;

- Đập có chiều cao trên 12m, phục vụ phạm vi 2 xã trở lên; - Các trạm bơm điện phục vụ 2 xã trở lên.

Hoạt động của ban QLDVTL có thể hình dung tương tự như các Ban QLDA trong hoạt động đầu tư xây dựng. Ban là cơ quan trực ký hợp đồng đặt hàng, kiểm tra giám sát việc thực hiện, nghiệm thu thanh lý hợp đồng với 5 công ty TNHH MTV quản lý khai thác của Thành phố.

Hàng năm, Ban QLDVTL xây dựng kế hoạch đặt hàng quản lý khai thác CTTL báo cáo sở NN & PTNT xem xét đề trình UBND thành phố phê duyệt, Kế hoạch đặt hàng được lập cụ thể cho từng công ty: Số lượng sản phẩm đặt hàng; kế hoạch thu; kế hoạch chi; kế hoạch cấp bù do miễn thu thủy lợi phí; kế hoạch trợ cấp, trợ giá;… Khi kế

hoạch đặt hàng được UBND thành phố phê duyệt, ban QLDVTL lạp Hồ sơ yêu cấp nội dung, nhiệm vụ quản lý khai thác CTTL; số lượng và chất lượng sản phẩm; phương án tổ chức kỹ thuật quản lý vận hành công trình;… gửi đến các công ty quản lý khai thác CTTL để lập hồ sơ đề xuất. Ban QLDVTL chủ trì có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đánh giá hồ sơ đề xuất, thống nhất phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lương sản phẩm và dự toán đặt hàng trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.

Sau khi được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, Ban QLDVTL thương thảo, ký kết hợp đồng đặt hàng với các công ty khai thác công trình thủy lợi. Ban QLDVTL trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tuân thủ hợp đồng đặt hàng và nghiệm thu thanh toán cho các công ty theo quy định. Ban QLDVL chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội, Sở NN & PTNN và trước pháp luật về các hoạt động được giao.

Khi nhiệm vụ được đặt hàng, các Sở quản lý ngành chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, sẽ không còn tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” dẫn đến buông lỏng quản lý. Ban QLDVTL hoạt động tương tự như chức năng của chủ đầu tư và chịu trách nhiệm trước Sở NN & PTNT, UBND thành phố và trước pháp luật về đặt hàng quản lý khai thác CTTL.

1.2.3 Bài học kinh nghiệm thực tiễn rút ra cho Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên thủy lợi Thái Nguyên

Từ thực tiễn về công tác quản lý khai thác CTTL ở một số địa phương lân cận và một số nước trong khu vực, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý khai thác CTTL cho Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên như sau:

Thứ nhất, đầu tư công trình đầu mối mà chưa quan tâm nhiều đến đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống. Nhiều hệ thống CTTL lớn được xây dựng xong công trình đầu mối, kênh chính nhưng còn thiếu công trình điều tiết nước, kênh mương nội đồng nên chưa khai thác năng lực theo thiết kế.

thủy lợi. Nhiều công trình vẫn có sự trùng lẫn giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý của Cty.

Thứ ba, bộ máy quản lý hoạt động chưa hiệu quả cao. Đơn vị quản lý thiếu tính năng động, thiếu động lực phát triển. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thực sự bám sát thực tế, các thủ tục hành chính còn rườm rà. Chất lượng nguồn nhân lực ở đơn vị chưa đáp ứng đủ yêu cầu, năng suất lao động thấp, bộ máy cồng kềnh, chi tiền luwong chiếm phần lớn nguồn thu của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại công ty tnhh mtv khai thác thuỷ lợi thái nguyên (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)