Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại công ty tnhh mtv khai thác thuỷ lợi thái nguyên (Trang 77 - 82)

Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được trong quá trình quản lý vận hành CTTL của công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên, vẫn còn có những tồn tại, nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả của CTTL trong thời gian qua.

2.5.1 Những hạn chế

Cơ sở hạ tầng

Hệ thống các CTTL thường đã được xây dựng và đưa vào sử dụng cách đây 10, 20 năm. Đến nay, phần lớn những CTTL được xây dựng trước đây đã hư hỏng, xuống cấp. Các đoạn kênh và công trình trên kênh bằng gạch cũ đã bong tróc, gãy đổ gây thất thoát nước, khả năng dẫn nước kém hiệu quả; Nhiều đập nước hiện tại bị nứt gãy, thấm nước; Các nhà quản lý để quản lý vận hành và bảo vệ công trình nhiều nơi đã cũ không an toàn để sử dụng; nhiều trạm bơm, máy móc đã lạc hậu, xuống cấp, công năng hoạt động kém, hao tốn điện.

Thái Nguyên có nhiều hồ lớn nhưng tỷ lệ sử dụng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và dịch vụ khác còn ít được quan tâm.

Hệ thống CTTL được đầu tư chưa đồng bộ, hệ thống kênh mương chưa khép kín, nhiều công trình đã hư hỏng, xuống cấp do công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống CTTL còn hạn chế do nguồn vốn và năng lực kiểm tra của cán bộ địa bàn.

Thể chế, chính sách và quản lý nhà nước

Cải cách thể chế, cải cách hành chính chậm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao. Duy trì quá lâu cơ chế bao cấp trong quản lý khai thác CTTL.

Cơ chế chính sách tạo động lực cho người dân cùng tham gia xây dựng, quản lý công trình còn thiếu. Thiếu cơ chế, động lực thu hút nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao. Thiếu thể chế ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, lao động của nhà nước.

Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý khai thác CTTL chưa phù hợp, nên hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ tưới tiêu.

Chi phí hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, phương thức cấp phát và nghiệm thu chưa dựa vào chất lượng dịch vụ, các dịch vụ khai thác tổng hợp không được phát huy để tang nguồn thu

Năng lực của cán bộ quản lý yếu cả về tổ chức quản lý và kỹ thuật; tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở rất khó khăn, thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa nạo vét kênh mương, dẫn đến công trình hư hỏng, xuống cấp nhanh.

Nguồn nhân lực

Mặc dù được quan tâm đầu tư lớn nhưng công tác quản lý, vận hành và khai thác hệ thống CTTL còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Hiệu quả quản lý thấp; bộ máy tổ chức cồng kềnh; đội ngũ cán bộ, nhân viên có xu hướng tăng nhanh; năng suất lao động thấp, chất lượng quản trị không cao.

Cơ chế vận hành mang nặng tính bao cấp, chưa có cơ chế để nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, đổi mới hệ thống quản trị của Công ty quản lý

Công tác lập kế hoạch tài chính chưa linh hoạt

Việc lập kế hoạch của Công ty còn chưa linh hoạt do chưa dự đoán được biến động của nền kinh tế cũng như sự thay đổi của các chính sách hỗ trợ dịch vụ công ích tác động đến hoạt động SXKD của Công ty. Trước đây thủy lợi phí tuân theo quy định và chính sách của Chính phủ và UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt mức phí. Vì vậy, mức phí chưa được điều chỉnh kịp thời, nên hiệu quả hoạt động SXKD những năm qua chưa cao ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch doanh thu nên đôi khi kế hoạch còn chưa sát với thực tế. Từ năm 2018 khi luật Thủy lợi được áp dụng vào trong thực tiễn, Luật quy định chuyển từ ''phí'' sang ''giá'' sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nêu rõ bản chất nước là hàng hóa nên tới sẽ gặp khó khăn trong quá trình định giá dịch vụ.

Doanh thu của Công ty có tăng lên nhưng không cao, đặc biệt doanh thu của các sản phẩm dịch vụ ngoài hoạt động công ích còn ở mức thấp (năm 2014, tỷ trọng doanh thu ngoài công ích là 14,6% so với tổng doanh thu bán hàng, năm 2018 tỷ lệ này 33,2%). Giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp còn lớn thể hiện ở tỷ trọng chi phí SXKD so với doanh thu còn ở mức rất cao (năm 2014, 2015, 2016 tỷ trọng chi phí so với doanh thu đều trên 99%, năm 2017 tỷ lệ này là trên 96%). Điều này làm cho các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động, hiệu quả sinh lợi tại Công ty còn thấp. Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả trong tương lai.

Hạn chế khác

Tình trạng vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL như: Lấn chiếm xây dựng trên diện tích hành lang bảo vệ công trình; xả rác, đổ thải sinh hoạt bừa bãi xuống long sông, long kênh gây tắc úng nguồn nước và ô nhiễm môi trường.

Năng lực thi công trình của các đơn vị xây dựng trong sửa chữa, nâng cấp còn chưa cao dẫn tới các công trình được đầu tư xây dựng nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng. Dù công ty đã kiểm tra, giám sát, nhiều lần đã lập biên bản song hiện tượng làm ẩu, làm kém, sử dụng vật liệu không đảm bảo vẫn diễn ra.

Khoa học công nghệ chưa bám sát yêu cầu sản xuất, thiếu động lực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Ngành Thủy lợi nhất là lĩnh vực quản lý hầu hết vẫn đang sử dụng công nghệ của 40-50 năm về trước, chưa có đột phá về khoa học công nghệ. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng chưa được coi trọng.

2.5.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Kinh phí đầu tư xây dựng hạn chế nên CTTL được xây dựng không hoàn chỉnh. Kinh phí sửa chữa, nâng cấp và bảo dưỡng không được đầu tư đầy đủ nên nhiều công trình bị xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều công trình đã khai thác và sử dụng đã quá lâu như hồ Núi Cốc, hồ Phú Xuyên… các công trình xuống cấp là khó tránh khỏi.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết cực đoan, khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa lũ lớn hang năm tại địa bàn.

Sau thống nhất đất nước, trước sức ép phát triển kinh tế sau chiến tranh, nhiều công trình xây dựng gấp gáp dẫn đến các CTTL được xây dựng trong điều kiện thiếu thống tin, tài liệu, vật tư, tiền vốn… làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.

Nguyên nhân chủ quan

Công tác quản lý kỹ thuật chưa chặt chẽ nên chất lượng thiết kế, đặc biệt là chất lượng thi công trình còn kém. Hầu hết hồ chứa bị thấm do dung trọng đất đắp chưa đạt tiêu chuẩn, vật liệu đắp còn chưa nhiều dăm sạn, chất lượng thi công chưa đảm bảo.

Rừng đầu nguồn bị chặt phá nghiêm trọng làm suy thoái bề mặt lưu vực, làm khả năng điều tiết của lưu vực ngày càng kém dẫn đến cặt kiệt nguồn nước và làm cho lũ về hồ đập tập trung nhanh hơn, lượng lũ lớn hơn.

Nhiều hệ thống công trình chưa được kiến cố hóa hoàn chính, thiếu đồng bộ dẫn đến khó khan trong việc dẫn nước phục vụ sản xuất. Các thiết bị phục vụ cho quản lý khai thác như thiết bị cảnh báo, dự báo, quan trắc, đóng mở cửa van còn thiếu, hay đã cũ

Việc theo dõi, giám sát để đánh giá hiệu quả tưới tiêu và cấp thoát nước của CTTL còn yếu: chưa thực hiện thường xuyên. Việc đánh giá hiệu quả của hệ thống thủy nông còn hình thức, chiếu lệ…Chưa Xây dựng và thực hiện tốt các định mức kinh tế, kỹ thật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả CTTL. Một số chính sách chưa được cập nhất, bổ sung, hoàn chỉnh kịp thời.

Ý thức của người dân chưa được cao, những vụ việc vi phạm công trình, xả thải không được xử lý dử điểm.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Qua đó cho thấy những nỗ lực mà Công ty đã đạt được trong thời gian vừa qua về công tác quản lý công trình thủy lợi.

Với những phân tích và tính toán hiệu quả quản lý công trình, , trong thời gian qua, hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn do công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý đã thực sự phát huy hiệu quả và có những đóng góp vô cùng quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Các công trình được quản lý đều đã và đang mang lại hiệu quả còn cao hơn cả dự tính trong thiết kế. Điều này chứng tỏ công ty đã hết sức quan tâm đến sự nghiệp phát triển thủy lợi và đã tổ chức quản lý khai thác, phát huy tốt các mặt hiệu quả của công trình. Tuy vậy, vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần được xem xét khắc phục như: những thiếu sót trong lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành các CTTL trong điều kiện tự nhiên bất lợi, thiên tai lũ lụt xuất hiện thường xuyên đã làm cho CTTL bị xuống cấp nghiêm trọng nhanh chóng, nhiều sự cố đã xảy ra làm giảm đáng kể hiệu quả phục vụ của các công trình thủy lợi. Từ đó tạo cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty ở chương 3.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC THUỶ LỢI THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại công ty tnhh mtv khai thác thuỷ lợi thái nguyên (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)