Tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật thuỷ lợi, nông nghiệp đến tận bà con nông dân, đặc biệt là kỹ thuật tưới tiêu phù hợp với yêu cầu nước theo từng thời đoạn sinh trưởng của cây trồng, đặc biết đối với tưới lúa, để người nông dân hiểu và biết cách sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Bảo vệ nguồn nước đảm bảo chất lượng nước tưới cho cây trồng. Nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới cơ chế vận hành, mở rộng các họat động cung cấp dịch vụ, ưu tiên cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm tăng nguồn thu, nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống, từng bước hiện đại hóa, chống xuống cấp công trình.
Phối hợp với chính quyền địa phương, phương tiện thông tin đại chúng, các ngành chức năng không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến nhân dân, nhất là khu vực dọc kênh dẫn nước không vứt rác xuống lòng kênh để bảo vệ tài nguyên nước. Thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống; đồng thời có ý thức đối với hành động, việc làm của mình để không gây thêm sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước quý giá mà xã hội đang sử dụng mỗi ngày. Nâng cao nhận thức cộng đồng về tình trạng khan hiếm nước sạch, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi sử dụng nước trong cộng đồng.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, cần phải có nhiều nỗ lực nhằm bảo vệ môi trường và nguồn nước như: tổ chức vớt rác, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, thu gom, vận chuyển rác, vật trôi nổi trên dòng chảy ra đúng nơi quy định vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn công tác dẫn nước phục vụ sản xuất. Đặc biệt hàng ngày, phân công cán bộ địa bàn thường xuyên vớt rác nhất là các đoạn kênh cấp nước cho nhà máy nước Tích Lương, kênh cấp nước cho Nhà máy nước Yên Bình, và khu vực kênh nổi đi qua khu công nghiệp Yên Bình, Khu công nghiệp Điềm Thụy, khu dân cư lớn tập trung dọc dòng chảy hồ Núi Cốc đảm bảo mỹ quan đô thị, vệ sinh nguồn nước.
Kết luận chương 3
Căn cứ định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên trong những năm tới kết hợp với quy hoạch phát triển ngành Thủy lợi, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các CTTL của Công ty trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn quản lý vận hành khai thác. Trên cơ sở khoa học cũng như mang tính thực tiễn cao luận văn dựa vào kết quả phân tích thực trạng của công tác quản lý vận hành khai thác các HTCTTL trên địa bàn trong thời gian qua, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và yêu cầu đặt ra đối với các giải pháp. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp như: Nâng cao năng lực cán bộ; Hoàn thiện hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác quản lý công trình thủy lợi; Đẩy mạnh công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình; Giải pháp về công tác theo dõi, bảo vệ công trình; Tăng cường công tác giám sát và đánh giá công tác quản lý; Giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý khai thác; và một số giải pháp khác…
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Việc đầu tư cho ngành nông nghiệp, xây dựng hạ tầng thủy lợi là một việc vô cùng quan trọng và cần phải làm trong thời gian tới, làm cơ sở cho việc phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói chung và các ngành kinh tế khác cùng phát triển ổn định và nâng cao đời sống dân sinh kinh tế - xã hội. Như đã phân tích ở trên, hiện trạng tổ chức quản lý khai thác các hệ thống CTTL của Công ty vẫn còn nhiều bất cập, các công trình khi đưa vào quản lý vận hành sử dụng thì hiệu quả khai thác chưa cao. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao công tác quản lý vận hành các CTTL của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên” là cần thiết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, luận văn đã thể hiện một số đóng góp sau:
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề hiệu quả và nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi và hoạt động quản lý CTTL ở nước ta, sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản lý CTTL trên địa bàn Công ty quản lý. Bên cạnh đó cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác CTTL, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong giai đoạn quản lý khai thác, kinh nghiệm thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả QLKT CTTL và những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Tỉnh Thái Nguyên cũng như đặc điểm hoạt động của công ty Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên nói riêng. Với những phân tích, tính toán, có thể thấy rằng, trong thời gian qua, hệ thống các công trình thủy lợi đã thực sự phát huy hiệu quả và có những đóng góp vô cùng quan trọng . Tuy vậy, vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần được xem xét khắc phục trong quản lý CTTL là nguyên nhân gây ra cho công trình chất lượng phục vụ kém, tuổi thọ công trình giảm làm giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống các công trình. Đưa ra định hướng phát triển về quản lý các CTTL của Công ty, từ đó thấy được tầm quan trọng trong công tác quản lý khai thác các hệ thống CTTL để quản lý khai thác một cách có hiệu quả cao
nhất. Đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong quá trình quản lý, khai thác CTTL từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi giai đoạn quản lý vận hành khai thác trong thời gian tới góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân sinh của Tỉnh.
II. Kiến nghị
Vấn đề quản lý khai thác công trình thủy lợi là vấn đề cần được quan tâm trong nhiều giai đoạn tới, vì vậy tỉnh cần xây dựng chương trình nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi. Trong đó cần tập trung vào một số mặt sau đây:
Bố trí kết hợp lồng ghép các nuồn vốn để thực hiện phương án quy hoạch, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình trong điểm, quan trọng trước. Ngoài ra cần tích cực đề nghị TW hỗ trợ và tranh thủ các nguồn khác, đồng thời bố trí từ nguồn ngân sách của tỉnh và huy động nguồn lực trong dân nhằm đạt được mục tiêu của quy hoạch.
Kinh phí dự kiến đầu tư cho thủy lợi trong giai đoạn tới là rất lớn, vì vậy nhà nước cần có chính sách đầu tư vào các công trình lớn như ODA, WB, ADB,... và vốn trái phiếu chính phủ. Đề nghị TW cần quan tâm đầu tư, hỗ trợ hơn nữa cho công tác thủy nông và công tác tu bổ sửa chữa các công trình thủy lợi nhằm phục vụ tốt cho sản xuất và dân sinh kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Trong quá trình quản lý, vận hành cần vận dụng linh hoạt và cụ thể về vụ chiêm xuân, đầu vụ mùa khi cần lấy nước tưới làm đất, gieo trồng kịp thời. Trong quá trình vận hành phải theo dõi chỉ đạo chặt chẽ, đảm bảo sự điều hòa hợp lý giữa các lưu vực trong toàn hệ thống. Vụ chiêm xuân khi mở cổng lấy nước tưới phải hết sức chú ý đảm bảo phục vụ tốt khả năng dẫn nước.
Tạo điều kiện cho cán bộ công, nhân viên công ty được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong quản lý và vận hành công trình thủy lợi. Bồi dưỡng, nâng cao trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý và vận hành, đảm bảo đủ năng lực theo quy định của Bộ NN&PTNN. Xác định được nhu cầu nhân sự, phân loại tay nghề để có thể sắp xếp lực lượng lao động sao cho có hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần
nâng cao công tác tuyển dụng, tuyển dụng đúng người, đúng việc để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Công ty cần kiểm tra, rà soát các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý CTTL tại địa bàn đã sử dụng lâu ngày, hỏng, lạc hậu để có kế hoạch thay thế, mua mới kịp thời để đáp ứng nhiệm vụ quản lý, vận hành phục vụ nhu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh. Hoàn thiện hệ thống điều tiết nước hợp lý để giảm tổng lượng nước tưới, góp phần giảm chi phí quản lý, vận hành, khai thác hệ thống mà vẫn đảm bảo nhu cầu nước tưới phụ vụ sản xuất nông nghiệp
Kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình thường xuyên nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.
Nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới cơ chế vận hành, mở rộng các hoạt động cung cấp dịch vụ, ưu tiên cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm tăng nguồn thu, nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống, từng bước hiện đại hóa, chống xuống cấp công trình.
III. Lời kết
Trong quá trình hoàn thiện Luận văn thạc sĩ của mình, mặc dù đã rất cố gắng và nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè nhưng do hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu cũng như tài liệu tham khảo nên luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong sẽ nhận được nhiều những ý kiến đóng góp chân thành và thẳng thắn của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để Luận văn thạc sĩ của tôi được hoàn thiện hơn. Tác giả cũng hi vọng rằng những nghiên cứu đề xuất của mình sẽ được ngành Thủy lợi Tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu, áp dụng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các hệ thống CTTL trên địa bàn Tỉnh nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần xây dựng Tỉnh Thái Nguyên ngày một giàu mạnh, phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Pháp lệnh số 32/2001/PL -UBTVQH10 (2001) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 04 tháng 4 năm 2001.
[2] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Quyết định số 2212/QĐ-BNN- TCTL về ban hành Bộ chỉ số đánh giá quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi ngày 30 tháng 9 năm 2013.
[3] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015), Quyết định số 3511/QĐ-BNN- TCTL về phê duyệt kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi, ngày 31/08/2015.
[4] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014), Quyết định số 784/QĐ-BNN- TCTL về ban hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có, ngày 21 tháng 4 năm 2014.
[5] Luật Thủy lợi (2017) số 08/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018.
[6] Chính Phủ (2012), Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về Sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
[7] Chính phủ (2013), Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ CTTL; đê điều, phòng, chống lụt, bão.
[8] Nguyễn Bá Uân (2010), Kinh tế quản lý khai thác công trình thủy, Tập bài giảng, Đại học Thủy lợi Hà Nội;
[9] Đoàn Thế Lợi Hiện trạng tổ chức quản lý và giải pháp nâng cao hiệu quả các hệ thống thủy lợ Trung tâm nghiên cứu kinh tế thủy lợi – viện Khoa học Thủy lợi. Tạp chí Hội Đập lớn Việt Nam, tháng 8/2007;
[10] Nguyễn Bá Uân(2014), Báo cáo nghiên cứu khoa học Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế tổng hợp của CTTL phục vụ tiêu thoát nước Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Thủy lợi Hà Nội;