Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh hậu giang (Trang 29 - 31)

Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với khách hàng (Business to Customer: B2C) thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng.

Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business: B2B): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp.

Hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng (Customer To Customer: C2C): trong C2C, một cá nhân bán các sản phẩm hay dịch vụ cho các cá nhân khác.

Hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa Chính phủ và công dân và những đối tượng khác khác (Government to Customer: G2C): trong trường hợp này, Chính phủ cung cấp các dịch vụ cho các công dân của mình thông qua các công nghệ thương mại điện tử.

Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (Business to Government: B2G) và giao dịch giữa cơ quan chính quyền với doanh nghiệp (G2B).

Hai loại giao dịch này thuộc về một hình thức được gọi là Chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử là cách thức qua đó các Chính phủ sử dụng các công nghệ mới trong hoạt động để làm cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các thông tin và dịch vụ do Chính phủ cung cấp một cách thuận tiện hơn.

2.1.2.3 Thanh toán điện tử

- Định nghĩa về thanh toán điện tử:

Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ Thương mại: thanh toán điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt.

Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên internet.

- Các hình thức thông dụng khi mua sắm trực tuyến tại Việt Nam:

+ Thanh toán bằng thẻ: khách háng sở hữu thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế (Visa, Master, American Express, JCB...) có thể thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với cổng thanh toán OnePAY.Khách hàng có thể thanh toán trực tuyến bằng thẻ ghi nợ nội địa (thẻ đa năng Đông Á, thẻ Connect24 Vietcombank...) tại các website đã kết nối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á và cổng thanh toán OnePAY.

+ Thanh toán bằng ví điện tử: sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.

- Trả tiền mặt khi giao hàng: Đây vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu khi mua hàng qua các trang web vì đảm bảo độ an toàn, khách hàng nhận đúng hàng đã đặt mua thì mới trả tiền.

+ Chuyển khoản ngân hàng: thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản chuyển khoản sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng.

+ Gửi tiền qua bưu điện hoặc hệ thống chuyển tiền quốc tế: trong trường hợp người mua hoặc người bán ở cách xa, lại không có tài khoản ngân hàng thì có thể dùng cách này nhưng sẽ tốn một khoản phí chuyển tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh hậu giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)