Nữ giới tại tỉnh Hậu Giang mua sắm trực tuyến hàng may mặc chủ yếu trong độ tuổi 25 -35 (chiếm 84,8%); có sự khác biệt lớn giữa đối tượng đã kết hôn hay còn độc thân, đa số có trình độ đại học (56,8%); trung cấp, cao đẳng (20,4%) việc mua sắm trực tuyến hàng may mặc được thực hiện ở tất cả các ngành nghề (nhân viên văn phòng, cán bộ công chức, công nhân, học sinh, sinh viên…); nữ giới số ở khu vực đô thị thực hiện hành vi mua sắm trực tuyến cao hơn, thu nhập trung bình là khoảng 4,14 triệu đồng, thu nhập thấp nhất là 1 triệu đồng và thu nhập cao nhất là 6 triệu đồng.
Các đối tượng này tiếp nhận được thông tin việc mua sắm trực tuyến nhiều nhất thông qua kênh facebook, bạn bè người thân và đồng nghiệp, các đường link quảng cáo; trang phục họ lựa chọn mua nhiều nhất là trang phục c ông sở; họ mua các trang phục này chủ yếu dành cho giới nữ sử dụng, trẻ em chiếm tỷ trọng thấp; phong cách thời trang của họ chủ yếu là thể thao năng động, hiện đại theo xu hướng; họ lựa chọn hình thức thanh toán là trả tiền mặt khi giao hàng, gửi tiền qua bưu điện, chuyển khoản được lựa chọn thấp hơn; tần suất thực hiện mua sắm chưa thường xuyên lắm, chủ yếu là 2-3 tháng/lần; các trang mạng xã hội, các trang mua theo nhóm được ưu tiên lựa chọn vì họ cho rằng mua sắm ở các trang này tin cậy hơn, giá cả phù hợp…
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc là: SP “Sản phẩm” ; TG “Thời gian”; GC “Giá cả; CN “Cá nhân” Các yếu tố này tác động đến việc mua sắm có tác động lớn nhất là SP “Sản phẩm.
Qua những vấn đề phát hiện được trong nghiên cứu kết hợp với khảo sát trong việc thu thập số liệu thực tế, tôi xin đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm trực tuyến hàng may mặc.