Trước khi thực hiện kiểm định sự khác biệt tác giả đặt các giả thuyết như sau:
G1: Khách hàng có độ tuổi khác nhau sẽ có quyết định mua hàng may mặc khác nhau.
G2: Khách hàng có tình trạng hôn nhân khác nhau sẽ có quyết định mua hàng may mặc khác nhau.
G3: Khách hàng có trình độ học vấn khác nhau sẽ có quyết định mua hàng may mặc khác nhau.
G4: Khách hàng có nghề nghiệp khác nhau sẽ có quyết định mua hàng may mặc khác nhau.
G5: Khách hàng có nơi ở khác nhau sẽ có quyết định mua hàng may mặc khác nhau.
Bảng 4.33: Kết quả kiểm định One – Way Anova
STT Đặc tính Giá trị Sig. kiểm định Levene Giá trị Sig. kiểm định Anova
1 Độ tuổi 0,03 0,545
2 Tình trạng hôn nhân 0,299 0,020
3 Học vấn 0,004 0,000
4 Nghề nghiệp 0,000 0,000
5 Nơi ở 0,454 0,000
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
- Độ tuổi (G1) từ bảng thông tin về các đáp viên ta thấy độ tuổi lựa chọn hình thức mua sắm qua mạng chủ yếu từ 25-35 tuổi chiếm 84,4%, từ bảng 4.33 cho thấy giá trị Sig. của kiểm định Leven là 0,03 nhỏ hơn 0,05 nên độ tuổi không đủ điều kiện để kiểm định One –Way Anova, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết G1 sẽ bị bác bỏ.
- Tình trạng hôn nhân (G2) từ hình 4.3 cho thấy cơ cấu mẫu phân theo tình trạng hôn nhân thì nhóm nữ giới đã kết hôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhóm nữ giới chưa kết hôn, có 188 người (chiếm 75,2%) trong tổng số quan sát. Điều này cho thấy rằng nhóm nữ giới đã kết hôn mua sắm nhiều hàng may mặc nhiều hơn, vì ngoài việc mua sắm cho bản thân họ còn mua sắm cho các thành viên khác trong gia đình như chồng, con của họ, từ bảng 4.33 có giá trị Sig. của kiểm định Leven là 0,299 lớn hơn 0,05 nên đủ điều kiện để kiểm định One –Way Anova và giá trị sig. là 0,020 nhỏ hơn 0,05, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết G2 sẽ được chấp nhận.
- Học vấn (G3) từ hình 4.4 ta thấy trình độ học vấn thì nhóm trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất so với những nhóm còn lại, có 142 người (chiếm 56,8%), thấp nhất là nhóm có trình độ cấp 3, chiếm 3,2%, từ bảng 4.33 có giá trị Sig. của kiểm định Leven là 0,004 nhỏ hơn 0,05 nên Học vấn không đủ điều kiện để kiểm định One –Way Anova, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết G3 sẽ bị bác bỏ.
- Nghề nghiệp (G4) hình 4.5 cho thấy kết quả điều tra 250 đáp viên còn cho thấy, những người có nghề nghiệp là công chức, viên chức có nhu cầu mua sắm hàng may mặc cao nhất so với những nghề nghề còn lại, có 156 người (chiếm 62,4%). Kế đến là nhóm ngành nghề nhân viên văn phòng có 75 người (chiếm 30,0%) và học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng 6%. Nguyên nhân là do những người trong nhóm ngành nghề nêu trên họ thường xuyên giao tiếp và tiếp xúc với rất nhiều người nên quan tâm đến trang phục đẹp, gọn gàng, phong cách, hợp thời sẽ giúp họ tự tin hơn và họ sẵn sàng mua một bộ trang phục phù hợp, nhất là đối với những người còn trẻ tuổi như những sinh viên đại học, từ bảng 4.33 có giá trị Sig. của kiểm định Leven là 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên Nghề nghiệp không đủ điều kiện để kiểm định One –Way Anova, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết G4 sẽ bị bác bỏ.
- Nơi ở cá nhân (G5) hình 4.6 cho thấy nhóm khách hàng sống ở khu vực đô thị thực hiện mua sắm trực tuyến hàng may mặc chiếm 83,2%, cao gần 2 lần tổng các nhóm còn lại là ven đô thị và nông thôn. Nguyên nhân là do các nhóm sống ở khu vực đô thị họ có điều kiện tiếp xúc mạng máy tính nhiều hơn so với 2 khu vực còn lại, từ bảng 4.33 có giá trị Sig. của kiểm định Leven là 0,454 lớn hơn 0,05 nên đủ điều kiện để kiểm định One –Way Anova và giá trị sig. là 0,000 nhỏ hơn 0,05, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết G5 sẽ được chấp nhân.
Như vậy, chỉ có hai đặc tính của khách hàng có sự khác biệt về quyết định mua hàng may mặc đó là tình trạng hôn nhân và nơi ở. Điều này có ý nghĩa những khách hàng nữ có tình trạng hôn nhân, có nơi ở khác nhau thì sẽ có quyết định chọn mua mặc hàng may mặc qua mạng là khác nhau.
Tóm lại trong chương này tác giả đã thống kê các thông tin liên quan đến mẫu và các phương pháp phân tích số liệu như Cronbach’s Alph, phân tích nhân tố, phân tích hồi qui tuyến tính bội tác giả tìm ra được bốn nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn mua mặc hàng may mặc của khách hàng nữ tại tỉnh Hậu Giang đó là SP “Sản phẩm” ; TG “Thời gian”; GC “Gía cả”; CN “Cá nhân”.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN HÀNG MAY MẶC CỦA NỮ
GIỚI TẠI TỈNH HẬU GIANG