Tần suất mua sắm trên các website

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh hậu giang (Trang 60 - 62)

Bảng 4.11: Tần suất mua sắm trên các website

Nguồn thông tin Số lần Tỷ lệ (%)

Các mạng xã hội 163 65,2%

Các diễn đàn 25 10,0%

Các trang mua theo nhóm 43 17,2%

Các sàn giao dịch thương mại điện tử 17 6,8%

Khác 2 0,8%

Tổng 250 100,0%

[

Ngày nay, khoa học công nghệ rất phát triển, việc ứng dụng chúng để phục vụ đời sống làm cho con người tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc, kết nối mọi người khắp mọi nơi trên thế giới gần nhau hơn, trong đó có cả khoảng cách giữa người mua và người bán. Trong 250 người trả lời phỏng vấn thì có đến 163 lần

gặp câu trả lời là thường mua sắm trực tuyến trên các mạng xã hội, 25 lần trả lời là mua sắm trên các diễn đàn, 43 lần mua hàng trên các trang mua theo nhóm, 17 lần là từ các sàn giao dịch thương mại điện tử. Thật vậy, ở Việt Nam trong 3 năm trở lại đây các trang mạng xã hội đang trỗi dậy mạnh mẽ, cộng đồng người sử dụng không phân biệt tầng lớp trong xã hội từ học sinh, sinh viên, người lao động đến cả tầng lớp thượng lưu ai cũng tham gia. Khi đánh đúng vào những đối tượng này thì số lượng người mua hàng sẽ rất lớn, giảm đáng kể chi phí quảng cáo, marketing. Điều đó cũng thật dễ hiểu khi có đến 163 lần gặp câu trả lời là tham gia mua sắm trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội. Trong tương lai thì hình thức này sẽ ngày càng được phát huy hơn nữa và mang lại hiệu quả tích cực hơn mặc dù vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.

4.1.12 Tần suất mua sắm trên các website

Bảng 4.12: Giá trị bình quân của một đơn hàng

Tổng giá trị đơn hàng Số lần Tỷ lệ (%) < 200.000 VND 31 12,4 200.000 – 500.000 VND 88 35,2 500.000 – 1.000.0000 VND 118 47,2 > 1.000.000 – 2.000.000 VND 13 5,2 Tổng 250 100

Qua bảng 4.12 cho thấy, người tiêu dùng mua sắm trực tuyến hàng may mặc thường mua với đơn hàng có giá trị trung bình, cụ thể là 47,2% người tiêu dùng mua sắm với tổng giá đơn hàng trị đơn hàng từ 500.000 đến 1.000.000 đồng, 35,2% người tiêu dùng mua sắm với giá trị đơn hàng dưới 200.000 – 500.000 đồng, giá trị đơn hàng này phù hợp với thu nhập bình quân của người tiêu dùng là 4,14 triệu đồng/tháng, các đơn hàng có giá trị cao hơn có tỷ suất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh hậu giang (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)