Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh hậu giang (Trang 34 - 35)

2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập qua các tư liệu, niên giám thống kê, báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang, sách báo, tạp chí, các nghiên cứu khoa học, internet…

2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng nữ mua sắm trực tuyến hàng may mặc tại tỉnh Hậu Giang.

* Cách chọn mẫu nghiên cứu:

- Xác định tổng thể: nữ giới tại tỉnh Hậu Giang.

- Cấu trúc mẫu: nữ giới tại tỉnh Hậu Giang có phát sinh việc mua sắm trực tuyến hàng may mặc, có độ tuối từ 16 trở lên (vì những đối tượng này thông thường sẽ thực hiện hành vi mua sắm, còn độ tuổi nhỏ hơn gia đình sẽ thực hiện).

- Cỡ mẫu: Phương pháp xác định kích thước mẫu Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương

pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý.

Trong EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên.

Đối với phương pháp hồi qui tuyến tính, công thức kinh nghiệm thường dùng là: 8p 50 n n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết; p là số lượng biến độc lập trong mô hình.

Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp EFA và hồi qui tuyến tính nên cỡ mẫu được chọn trên nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt.

Với 49 biến quan sát, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là: 49 * 5 = 245 mẫu. Vì vậy, tác giả chọn điều tra trên số mẫu 250 là phù hợp.

- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện tại 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hậu Giang theo đặc tính về địa lý nhằm đảm bảo tính đại diện, cụ thể là: thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, Huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ.

- Phương pháp thu thập dữ liệu: đi đến 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hậu Giang, tiếp cận mẫu, quan sát tại các địa điểm tập trung đông người như chợ, siêu thị, trường học và cơ quan để phỏng vấn trực tiếp, thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẳn.

- Thời gian thu thập dữ liệu: được thu thập từ tháng 9/2015 đến tháng năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh hậu giang (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)