PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế tự NGUYỆN THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 29)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.5. PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN

* Phát triển: Phát triển là sự tăng trưởng gắn liền với sự hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao về chất lượng. Phát triển là sự tăng lên về quy mô, khối lượng của sự vật, hiện tượng, nhưng đồng thời làm thay đổi về cấu trúc (thay đổi về chất) của sự vật, hiện tượng đó. Phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng.

Theo Nguyễn Đăng Hải (2011), thì phát triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn về chất, về lượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn vềchất lượng hoặc cả hai.

* Phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện: Phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện thể hiện quá trình thay đổi (tăng lên) về số lượng tham gia, chất lượng bảo hiểm ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, sự thay đổi về cơ cấu đối tượng tham gia... Qua đó, có thể hiểu rằng, sự phát triển BHYT TN trước hết là sự gia tăng về số lượng người tham gia bảo hiểm, cơ cấu đối tượng được mở rộng, đối tượng tham gia bảo hiểm ở nhiều tầng lớp lao động, ngành nghề khác nhau. Đồng thời là sự gia tăng chất lượng dịch vụ BHYT TN và cải thiện các chính sách BHYT TN trên phạm vi từ điểm cho đến toàn quốc gia.

Với khái niệm phát triển nêu trên, có thể hiểu phát triển BHYT TN theo cả hai chiều: chiều rộng và chiều sâu.

Theo chiều rộng, phát triển BHYT TN là việc mở rộng độ “bao phủ“, nghĩa là mở rộng các loại đối tượng tham gia BHYT, có thể từ nhóm lao động nông nghiệp, nông dân, đến lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do (còn gọi là lao động độc lập). Phát triển theo chiều rộng bao gồm cả việc mở rộng các chế độ BHYT, trước hết là chế độ hưu trí, tiếp đến, khi có điều kiện (cả khả năng tổ chức của cơ quan BHYT và khả năng tham gia của NLĐ) có thể là các chế độ khác, như chế độ TNLĐ-BNN, chế độ bảo hiểm thất nghiệp... Phát triển theo chiều rộng thườnggắn với phát triển về quy mô và cơ cấu.

Theo chiều sâu, phát triển BHYT TN là việc nâng dần các mức đóng góp, tương ứng là nâng dần các mức thụ hưởng BHYT, theo sự phát triển KT-XH của

đất nước và chất lượng cuộc sống của dân cư. Trước mắt mức đóng góp có thể dựa trên mức lương tối thiểu chung của xã hội, tiến dần lên là mức lương trung bình của xã hội và tiếp theo có thể là dựa trên mức thu nhập thực tế của người lao động (khi đã đủ lớn). Phát triển theo chiều sâu còn bao gồm cả nâng cao chất lượng dịch vụ BHYT TN của các cơ quan BHYT các cấp. Phát triển BHYT theo chiều sâu thường gắn với phát triển về chất lượng.

1.5.2. Nội dung phát triển BHYT TN

Bảo hiểm y tế tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người dân tự nguyện mua để đề phòng lúcốm đau, bệnh tật.

Phát triển BHYT tự nguyện thể hiện quá trình thay đổi về số lượng tham gia, chất lượng bảo hiểm ở giai đoạn này và giai đoạn trước đó, sự thay đổi về cơ cấu đối tượng tham gia, đối tượng hưởng chế độ, chính sách BHYT luôn đạt mức độ cao hơn về chất vàlượng, phù hợp hơn về cơ cấu. Sự phát triển của BHYT tự nguyện nói chung biểu hiện trên nhiều mặt; cơ cấu các bộ phận của hệ thống, số lượng, phong cách phục vụ tại các Bệnh viện, trạm y tế, mức đống phí. Với cách tiếp cận về khái niệm phát triển nêu trên, nội dung phát triển BHXH tự nguyện bao gồm:

Phát triển về số lượng: Khảo sát để đánh giá khả năng tham gia BHYT tự nguyện của các nhóm đối tượng, chủ yếu là đánh giá mức thu nhập hiện tại mà mức độ tăng trưởng gần đây.

Phát triển về cơ cấu: Là sự tôt hợp của sự phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng nêu trên,

Phát triển về cơ cấu chính sách, phong cách phục vụ: Phát triển phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan BHXH và phù hợp với định hướng phát triển KT-XH chung của đất nước. Như vậy về cơ chế chính sách có thể có cơ chế chính sách chung, có tính khái quát, áp dụng trong phạm vi cả nước. Việc mở rộng độ “ bao phủ” của chế độ chính sách phải căn cứ từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội nhằm thu hút mọi người dân hiểu tầm quan trọng và tựnguyện mua thẻ BHYT cho chính mình và giađình.

1.6. CƠ SỞTHỰC TIỄN

1.6.1. Khái quát tình hình tham gia BHYT tựnguyệnởViệt Nam

Ngày nay BHYT tự nguyện đã trở nên quen thuộc hơn đối với người dân Việt Nam, nhu cầu về BHYT tự nguyện đã vàđang trở nên cần thiết hơn trong cuộc sống của người dân.

Chính vì sự cần thiết của BHYT nên việc phát triển BHYT tự nguyện, đặc biệt là BHYT tự nguyện trong giai đoạn hiện nay có một vai trò quan trọng trong quá trình tiến tới BHYT toàn dân như Nghị quyết đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tiến tới BHYT

toàn dân”.

Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH và gần 8 năm Luật BHYT có hiệu lực, tính đến năm 2016 BHYT đã bao phủ 77 % dân số, trong đó người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ mức đóng BHYT. Bảo hiểm y tế đã tạo ra nguồn tài chính công quan trọng cho công tác khám bệnh, chữa bệnh, cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội.

Mặc dù kết quả thực hiện Luật BHYT là rất quan trọng, song với tỷ lệ 53% dân số tham gia tại thời điểm năm 2014 cho thấy thách thức để tiến tới BHYT toàn dân là rất lớn. Kinh nghiệm thực hiện BHYT trong thời gian qua (1992-2011) cho thấy, mặc dù đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, các định hướng chính sách tài chính y tế được xác định nhất quán và rõ ràng, công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh và tăng cường, những kết quả tích cực và rất quan trọng của chính sách BHYT đã được khẳng định, song năm 2015 tỷ lệ tham gia BHYT chỉ tăng thêm 13% so với 2014; năm 2015 tỷ lệ tham gia BHYT chỉ tăng thêm 11% so với 2016, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến việc tham gia BHYT của các đối tượng có trách nhiệm theo quy định, cũng như người tự nguyện tham gia BHYT. Những yếu tố liên quan đến việc tham gia BHYT là điều kiện về kinh tế - xã hội, sự hoàn thiện và tính đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật, cách thức tổ

chức thực hiện, sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của hệ thống khám chữa bệnh, nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về quyền lợi, vai trò và trách nhiệm thực thi luật BHYT. Để khắc phục những tồn tại, những hạn chế của các vấn đề trên đây đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ và cụ thể, cách thức triển khai mạnh mẽ, phù hợp với từng thời điểm phát triển kinh tế, xã hội của đất nước với sự tham gia của cả hệ thống chính trị mới đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu BHYT toàn dân.

1.6.2. Những bài học kinh nghiệm phát triển BHYT tựnguyệnởthịxã BaĐồn

Như vậy, việc triển khai BHYT tự nguyện bổ sung chỉ thực hiện được khi người dân đã có thẻ BHYT nhưng muốn hưởng quyền lợi cao hơn. Đối với những nước đang phát triển, hình thức BHYT tự nguyện dựa vào cộng đồng có thể được coi như một giải pháp mở rộng diện bao phủ BHYT. Đối tượng tham gia BHYT tự nguyện theo cộng đồng chủ yếu là hộ gia đình, thành viên các hội đoàn thể. Mức đóng BHYT tự nguyện ở các nước đều thấp và quỹ BHYT tự nguyện có sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước. Mặc dù vậy, hầu như chưa có nước nào thành công, mang tính bền vững trong việc vận động được số đông tham gia BHYT tự nguyện.

Trong điều kiện chưa thể triển khai được BHYT bắt buộc toàn dân, ở bất cứ nước nào cũng vậy, việc thực hiện BHYT tự nguyện là cần thiết. Trong đó, nhóm nông dân và những người lao động tự do khác là những đối tượng cần phải được quan tâm phát triển, vì hầu hết họ là những người có thu nhập thấp trong xã hội, khi gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật sẽ gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt đối với các nước có hệ thống y tế không được Nhà nước bao cấp. Quá trình thực hiện BHYT tự nguyện đều có các chương trình khuyến khích, hỗ trợ và vận động người dân tham gia.

Thực tiễn thí điểm các mô hình BHYT tự nguyện cho nhân dân mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho quá trình triển khai thực hiện chính sách BHYT ở nước ta. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các chương trình BHYT tự nguyện cho nhân dân đã bộc lộ những một số vấn đề cần phải xem xét, nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan một số vấn đề sau:

- Tỷ lệ tham gia thấp: không có mô hình nào huyđộng được 100% số hộ dân trong địa bàn (xã, phường) tham gia; số người trong hộ không tham gia 100%, chủ yếu là những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngay (đang ốm). Như vậy là không đúng với kỹ thuật “tương hỗ” của bảo hiểm. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy nhân dân tham gia BHYT với tỷ lệ thấp chủ yếu là do thu nhập của người dân còn thấp, sự hiểu biết của họ về BHYT chưa đầy đủ và chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ y tế theo chế độ BHYT;

-Chương trình không có tính bền vững: đa số các chương trình thí điểm chỉ triển khai thực hiện được trong năm đầu tiên. Những người tham gia BHYT trong năm không bị ốm đau, không sử dụng dịch vụ y tế thường không muốn tham gia BHYT trong những năm tiếp theo, họ cho rằng nên sử dụng số tiền đóng BHYT cho những nhu cầu khác, cấp thiết hơn;

- Không có khả năng cân đối quỹ: tất cả các chương trình thíđiểm BHYT nông dân đều có chung một điểm là khó có khả năng cân đối được quỹ, nguyên nhân chính là:

+ Không thực hiện theo đúng nguyên lý của BHYT đó là “số đông bù số ít” và kỹ thuật “ tương hỗ-đoàn kết”;

+ Mức phí đóng BHYT chỉ bằng trên 15% mức đóng bình quân của các đối tượng BHYT bắt buộc;

+ Luôn có sự lựa chọn ngược, người ốm tham gia với tỷ lệ cao.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, hầu như chưa có nước nào thành công trong việc vận động được số đông người dân tham gia BHYT tự nguyện trừ khi bắt buộc thực hiện BHYT theo luật định. Do đó, phát triển BHYT tự nguyện là bước khởi đầu của việc thực hiện BHYT bắt buộc toàn dân. Đối với Việt Nam, để mở rộng diện bao phủ BHYT, việc phát triển BHYT tự nguyện nhân dân nhằm huy động số đông người dân tham gia BHYT, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao cần phải có những giải pháp và bước đi riêng, phù hợp với thực tiễn của mình. Kinh nghiệm thực hiện BHYT dựa trên cộng đồng của những nước đi trước cũng sẽ là bài học cho Việt Nam trong quá trình phát triển tham gia BHYT tự nguyện tiến tới thực hiện BHYT toàn dân.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN TẠI

THỊ XÃ BAĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ BA ĐỒN VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC THỰCHIỆN BHYT TNTRÊN ĐỊA BÀN HIỆN BHYT TNTRÊN ĐỊA BÀN

2.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Ba Đồn là đô thị phía Bắc của tỉnh Quảng Bình và là một trong hai trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, thương mại, du lịch, dịch vụ lớn nhất của tỉnh Quảng Bình; phía tây giáp huyện Tuyên Hóa, phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch và Khu Kinh tế Hòn La, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp huyện Bố Trạch; cách thành phố Hà Tĩnh về phía Nam 110 km, cách thành phố Đồng Hới về phía Bắc 40 km; gồm 06 phường và 10 xã nằm ở vùng Nam của thị xã.

Thị xã BaĐồn có nhiều đường giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12, có đường sắt Bắc Nam, có sân Ga Minh Lệ cách trung tâm thị xã khoảng 8 km và là Ga chính của thị xã. có các trung tâm dịch vụ và thương mại như siêu thị điện máy Dũng Loan, siêu thị Thái Hậu, siêu thị Hùng Hồng, siêu thị ô tô Quy Hương, có nhà máy gạch Tuynen Cosevco, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu, nhà máy sản xuất phân vi sinh, các làng nghề sản xuất nón, mây tre đan, đan lưới...

Thị xã Ba Đồn cách Khu di tích Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 70 km, cách Cụm Cảng biển Hòn La 30 km và Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo 100 km;cách sân bay Đồng Hới 40 km, có đường bờ biển dài và hệ thống sông, suối, hồ thuận lợi cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Những điều kiện này đã vàđang thúc đẩy thị xã BaĐồn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và nâng cao phục vụ phát triển du lịch, xây dựng thành phố theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đô thị hạt nhân, đẩy mạnh tiến trìnhđô thị hóa trên địa bàn toàn tỉnh.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

2.1.2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2016

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 6,1%; Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 15,6%; Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 18,6%; Tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện là 625,7 tỷ đồng; chi ngânsách thực hiện 532,5 tỷ đồng và Thu nhập bình quânđầu người đạt 1.850 USD.

Kết quả đạt được trên các lĩnh vực năm 2016:

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.061 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

- Hoạt động thương mại phát triển tương đối ổn định; sản phẩm hàng hóa trên thị trường cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ tại địa phương. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thực hiện 2.043 tỷ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ.

- Giá trị sản xuất NLTS đạt 1.178 tỷ đồng, tăng5,2% so cùng kỳ.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, của tỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị xã Ba Đồn được đầu tư tương đối tốt. Khai thác tối đa, có hiệu quả nội lực nhằm thu hút ngoại lực và các dự án đầu tư vào địa phương; Xây dựng các cơ chế chính sách tạo mọi điều kiện để thu hút các dự án đầu tư vào địa phương; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu phát triển CN-TTCN...tạo động lực đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.Khai thác tốt lợi thế các tuyến giao thông chính để phát triển dịch vụ vận tải, dịch vụ kho bãi, lưu trú, đánh dấu bước phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông của thị xã, góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật cho phát triển KTXH của địa phương.

2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động

Ba Đồn là một thị xã của tỉnh Quảng Bình, năm 2016 thị xã Ba Đồn có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế tự NGUYỆN THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)