Đài phát thanh, TV 104 21,9
Giới thiệu tại hội nghị 81 17,1
Loa truyền thanh xã 40 8,4
Người thân bạn bè 34 7,2
Cán bộ y tế, 19 4,0
Cán bộ BHXH 53 11,2
Cán bộ chính quyền đoàn thể 107 22,6
Tổng cộng 474 100
Nguồn: Số liệu điều tra tại thị xã BaĐồn năm 2016
Vớikết quả trên ta thấy công tác tuyên truyền cần đa dạng hóa các hình thức và phù hợp văn hóa, tập quán vùng miền. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua cán bộ y tế, vì chính họ là đối tượng cung cấp dịch vụ gần gủi và thiết thực nhất khi người dân gặp ốm đau.
2.3.4. Nhận thức vềchính sách BHYT TN trong các hộ điều tra
2.3.4.1. Nhận thức về mục đích của BHYT TN
Bảng 2.17. Nhận thức của người dân về mục đíchtham gia BHYT TN
Hiểu về mục đích Số lượt
ý kiến
Tỷ lệ (%)
Giúp cho người dân được CSSK tốt hơn 114 40,9 Giúp cho người dân biết tiết kiệm giành khiốm đau 92 33,0
Chia sẻ rủi ro ốm đau 41 14,7
Không biết không trả lời 32 11,5
Tổng cộng
279 100
Nguồn: Số liệu điều tra tạithị xã BaĐồn năm 2016
Bảng2.17 ở trên cho biết kết quả điều traởhai nhóm hộ gia đình cho kết quả; có 11,5% người dân không biết về BHYT TN, đây là tỷ lệ thấp trong quần thể nghiên
cứu so với một số nghiên cứu trước đây (20%). Chứng tỏ người dân chủ yếu quan tâm đến ốm đau là cần có thẻ BHYT để giảm bớt gánh nặng tài chính cho họ mà họ quên mất nghĩa vụ chia sẻ rủi ro ốm đau cho xã hội, mà mục đích của BHYT là lấy của người khỏe mạnh chia sẻ cho người ốm đau. Vì thế công tác tuyên truyền về ý nghĩa và chính sách BHYT TN tại thị xã BaĐồncần đặc biệt quan tâm hơn nữa.
2.3.4.2. Nhận thức về quyền lợi khi tham gia BHYT TN
Bảng2.18. Nhận thức của người dân về quyền lợi khi tham gia BHYT TNHiểu về quyền lợi Số lượt ý kiến Tỷ lệ (%) Hiểu về quyền lợi Số lượt ý kiến Tỷ lệ (%)
KCB không phải trả toàn bộ chi phí 133 44,3
Vào cấp cứu bất kỳ CS KCB nào cũng được
hưởng BHYT 55 18,3
Được chuyển viện nếu bệnh nặng 77 25,7
Được trợ cấp mai táng 8 2,7
Tiêm phòng khi bị súc vật cắn 9 3,0
Không biết, không trả lời 18 6,0
Tổng cộng 300 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra tạithị xã Ba Đồn năm 2016
Số liệu ở bảng 2.18 cho thấy kết quả điều tra hai nhóm hộ cho kết quả về việc hiểu biết về quyền lợi khi tham gia BHYT TN của người dân khá tốt. Tuy nhiên, cũng như kết quả có ở Bảng 2.18, phần lớn người dân hiểu chưa đầy đủ về quyền lợi được hưởng, trong đó 6,0% số hộ không biết cụ thể về quyền lợi BHYT TN. Số người hiểu được quyền lợi khi tham gia BHYT TN được chi trả trợ cấp mai táng, tiêm phòng khi bị súc vật cắn là rất thấp.
Qua số liệu điều tra cho thấy phần lớn người dân biết BHYT TN trực tiếp qua cán bộ phường, xã,đài phát thanh, truyền hình và hội nghị là chủ yếu. Nguồn tuyên truyền từ cán bộ y tế, sách, báo còn quá thấp. Đây là vấn đề cần quan tâm trong tổ chức thực hiện sắp tới trên địa bàn. Mặt khác, người dân phần lớn đã nghe về BHYT TN nhưng để hiểu thật đúng, đầy đủ thì chưa nhiều, đặc biệt ngay cả hiểu biết về quyền lợi khi tham gia BHYT TN. Từ đó đặt ra những nội dung cụ thể trong công tác tuyên truyền vận động đối với nhân dân trong địa bàn sắp tới cần phải chú trọng thực hiện. Cần đa dạng các loại
2.3.5. Nhu cầu tham gia BHYT TN trong các hộ điều tra
2.3.5.1.Ảnh hưởng của mức phí lên nhu cầu tham gia BHYT TN
Bảng 2.19. Ảnh hưởng của mức phí lên nhu cầu tham gia BHYT TN
Ý kiến Số ý kiến Tỷ lệ (%) Cao 151 79,5 Thấp 1 0,5 Trung bình 19 10,0 Không xác định được 19 10,0 Tổng cộng 190 100
Nguồn: Số liệu điều tra tại thị xã BaĐồn năm 2016
Tại Bảng 2.19 cho kết quả điều tra về ý kiến của hộ đới với mức phí hiện nay. Trong 190 hộ được hỏi, có 79,5% số hộ cho rằng mức phí hiện nay (653.400đ/người/năm) là cao, chỉ 1 hộ cho là mức phí thấp. Có10% số hộkhông xác định được mức phí hiện nay là cao hay thấp. Điều này cho thấy mức phí hiện nay là chưa như mong muốn và điều kiện kinh tế của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn thị xã Ba Đồn. Điều này đặt ra một câu hỏi cho các nhà hoạch định chính sách về BHYT và các cấp chính quyền cần có sự phối hợp để giảm mức phí hoặc hỗ trợ mức phí BHYT TN cho phù hợp với mức độ tài chính hiện nay trong nhân dân.
Kết quả điều tra về mức phí phù hợp nhấtvới điều kiện hiện nay của hộ được trình bàyở Bảng 20. Số liệu Bảng 20 cho thấy; tại hai nhóm hộ khi hỏi về mức phí đóng BHYT TN phù hợp thì có rất nhiều ý kiến khác nhau, điều đó chứng tỏ mức thu nhập của quần thể dân cư là rất khác nhau. Tỷ lệ cao nhất (61,05%) cho rằng mức phí phù hợp là từ500.000 –550.000 đồng/người/năm là phù hợp với khả năng tài chính để tham gia của người dân. Với kết quả này cho thấy mong muốn và nguyện vọng của nhân dân là cần giảm mức phí xuống cho phù hợp với điều kiện tài chính hiện tại của họ thì số lượng người tham gia sẻ đông đảo hơn.
Bảng 2.20. Ý kiến về mức đóng BHYT TN phù hợpMức đóng (đồng/năm) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Mức đóng (đồng/năm) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 400.000–450.000 6 3,15 450.000–500.000 11 5,8 500.000–550.000 116 61,05 550.000–600.000 35 18,4 600.000–650.000 3 1,6 650.000–700.000 2 1,05 700.000 trở lên 2 1,05 Không ý kiến 15 7,9 Tổng cộng 190 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra tại thị xã BaĐồn năm 2016
2.3.5.2. Nhữnglý do khácảnh hưởng đến sự tham gia BHYT TN của hộ
Bảng 2.21. Lý do không tham gia BHYT TN
Lý do Số lượt
Ý kiến
Tỷ lệ (%)
Không biết thông tin 7 5,1
Địa phương không triển khai 2 1,4
Không biết tham gia BHYT để làm gì 4 2,9
Gia đình ít khi có người ốm đau 21 15,2
Nghe nói KCB BHYT gặp phiền hà 25 18,1
Nghe nói KCB BHYT bị phân biệt đối xử 12 8,7
Nhà xa cơ sở KCB 1 0,7
Không thích 12 8,7
KCB dịch vụ thuận tiện hơn 12 8,7
Không đủ tiền mua thẻ BHYT 42 30,4
Tổng cộng 138 100
Kết quả điều tra về lý do không tham gia BHYT tự nguyện của 100 hộ chưa tham gia được trình bày tạiBảng 2.21. Số liệucho thấycó 138 ý kiến trả lờikhông tham gia BHYT với nhiều lý do, trong đó chủ yếu là“không đủ tiền mua” (chiếm tỷ lệ 30,4%). Điều này cho thấy khả năng tham gia BHYT tự nguyện của người dân ảnh hưởng nhiều vào thu nhập. Tuy nhiên, khi không tham gia BHYT tự nguyện, người dân lại lo lắng về kinh tế khi không may bị ốm đau. Vì thế việc tuyên truyền, giải thích lợi ích khi tham gia BHYT có ý nghĩa rất quan trọng khi vận động nhân dân tham gia BHYT tự nguyện, đặc biệt là nhóm đối tượng không tham gia BHYT tự nguyện với lý do: “ nghe nói KCB gặp phiền hà” và “gia đình ít khi có người ốm đau”.
Về nguồn kinh phí trang trải khi ốm đau, số liệu cho biết kết quả điều tra ở hai nhóm được hỏi có những dự kiến về kinh tế để xử lý khi không may bị ốm đau, trong 131 hộ trả lờithì có 29,0% nguồn lấy từ tiết kiệm, còn đến 32,8% chưa có dự tính gì về kinh tế, 14,5% phải vay mượn. Nhìn chung số ý kiến không chủ động trong việc KCB chiếm tỷ lệ khá cao (56,8%).
Khi được hỏi về khả năng tham gia BHYT TN của các hộ hiện chưa tham gia, kết quả điều tra được trình bày trong Bảng 2.22.
Bảng 2.22. Khả năng tham gia BHYT TN của nhóm hộ chưa tham gia BHYT TN
Ý kiến Số lượng Tỷ lệ (%)
Sẽ tham gia 66 66
Không tham gia 5 5
Không trả lời 29 29
Tổng cộng 100 100
Nguồn: Số liệu điều tra tạithị xã BaĐồn năm 2016
Kết quả Bảng 2.22 cho thấy; ở nhóm hộ chưa tham gia BHYT TN khi hỏi về dự kiến có tham gia BHYT TN không, thì có 66% đồng ý sẽ tham gia BHYT nếu nhà nước triển khai, có 29%không có ý kiến. Đó chính là nội dung đặt ra cho công
tác vận động tuyên truyền, người dân chưa thể tự giác tham gia BHYT nếu như nhận thức về BHYT TN không hoặc chưa đúng, chưa đủ.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂNBHYT TỰNGUYỆN TẠI THỊXÃ BAĐỒN BHYT TỰNGUYỆN TẠI THỊXÃ BAĐỒN
2.4.1. Những tồn tại
- Tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn thị xã còn thấp, mới đạt 77% dân số. Đặc biệt người lao động nông lâm ngư nghiệp, lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần tham gia BHYT còn thấp; Số người cận nghèo tham gia BHYT chưa cao, mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế.
- Người dân tham gia BHYT tự nguyện đa số là những người mắc bệnh mạn tính, có nhu cầu KCB cao, nên thu luôn luôn thấp hơn chi KCB, Quỹ BHYT luôn nguy cơ tiềm ẩn mất cân đối.
- Tình trạng trẻ em dưới 6 tuổi chưa cấp thẻ BHYT, đi khám chữa bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế, phải sử dụng giấy khai sinh, giấy chứng sinh còn khá phổ biến làm giảm tỷ lệ tham gia BHYT và gây khó khăn trong việc quản lý chi khám chữa bệnh BHYT.
- Việc xác định tình trạng “cấp cứu” để hưởng BHYT trong trường hợp khám chữa bệnh (KCB) không đúng cơ sở y tế nơi đăng ký KCB ban đầu, không có giấy chuyển viện chưa có quy định cụ thể, nên việc xác định KCB trái tuyến, vượt tuyến có nguy cơ lạm dụng, dẫn đến chi đa tuyến tăng cao, khó kiểm soát, tăng nguy cơ bộichi Quỹ KCB tại BVĐKthị xã..
- Về thực hiện phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất còn một số hạn chế: Bệnh viện có xu hướng giữ bệnh nhân để điều trị, hạn chế tối đa chuyển tuyến, hạn chế chi KCB tuyến xã để kết dư Quỹ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. Việc thực hiện tính suất phí chung toàn tỉnh theo 6 nhóm đối tượng để khoán cho BVĐKBắc Quảng Bìnhnhư quy định hiện nay của pháp luật là chưa hợp lý, gây hiện tượng thẻ BHYT trên địa bàn thị xãcó nhu cầu KCB cao, khả
KCB là tất yếu.
- Tình trạng chỉ định thuốc, các dịch vụ kỹ thuật sử dụng cho người bệnh BHYT chưa hợp lý vẫn còn xảy ra tại BVĐK thị xã và các Trạm Y tế, gây lãng phí Quỹ BHYT.
- Thực hiện Luật BHYT, nhiệm vụ của giám định viên ngày càng nặng nề, khối lượng công việc ngày càng tăng, trong khi đó số lượng cán bộ giám định thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng (nhất là thiếu cán bộcó trìnhđộ bác sỹ), phần mềm ứng dụng cho công tác giám định BHYT chưa đáp ứng cho nhu cầu công việc của Giám định viên, nên giám định viên khó hoàn thành tốt nhiệm vụ như Luật định.
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng, nhận thức, hiểu biết về chính sách BHYT của người dân nõi chung và cán bộ quản lý, người sử dụng lao động nói riêng chưa cao và có tính ỷ lại của một bộ phận không nhỏ người dân. Một số đơn vị sử dụng lao động tìm cách né trách, không đóng BHYT cho người lao động.
- Nhiệm vụ tuyên truyền về chính sách BHYT được phân công cho nhiều ngành khác nhau nhưng chưa rõ cơ quan nào là đầu mối do vậy hiệu quả của công tác này còn tương đối hạn chế. Công tác truyền thông, tuyên truyền thực hiện không thường xuyên và phương thức chưa phù hợp, chưa có chiều sâu dẫn tới việc tiếp cận với thông tin về chính sách BHYT TN còn rất hạn chế, ngay cả vùng thành thị, nông thôn.
- Các xã phường chưa thấy rõ trách nhiệm tuyên truyền về chính sách BHYT TN, UBND các cấp coi đây là trách nhiệm của riêng ngành BHXH nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT TN ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về BHYT vừa không đủ về số lượng, vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thiếu tính chuyên nghiệp.
- Cấp uỷ đảng một số nơi chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT một cách quyết liệt, chưa đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của chính
sách BHYT.
-Chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể quần chúng trong công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tham gia BHYT.
Thời gian tới cần phát huy và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, công tác thông tin tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, hàng ngày tại các nơi đông dân cư, cho đến tận thôn cùng ngõ xóm.
- Người dân còn chủ quan về sức khỏe, những người có thẻ BHYT TN chủ yếu là trong gia đình có người ốm đau, hoặc tiền sử bản thân họ thường xuyên ốm đau hay mắc cácbệnh mãn tính.
- Điều kiện kinh tế của nhóm đối tượng cận nghèo thực sự không có khác biệt nhiều so với nhóm đối tượng nghèo nhưng chính sách ưu đãi cho nhóm đối tượng cận nghèo này lại hạn chế hơn nhiều so với đối tượng nghèo. Mức hỗ trợ đóng BHYT 70% có thể không đảm bảo cho người cận nghèo có khả năng tham gia BHYT, mặt khác còn có tâm lý ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước nên chưa tự giác tham gia.
- Sự phối hợp giữa BHXH thị xã - Bệnh viện đa khoa - Phòng Y tế - Phòng Lao động thương binh và xã hội - Phòng Giáo dục Đào tạo và một số đơn vị liên quan để thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn thị xã chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
- Khả năng đáp ứng và tiếp cận dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu người tham gia BHYT: Chất lượng KCB của bệnhviện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình và một số Trạm y tế xã, phường chưa thực sự đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của người bệnh, nên ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của nhân dân và việc đưa thẻ BHYT về KCB ban đầu tại Trạm Y tế.
- Cơ chế kiểm soát đấu thầu, mua sắm, quản lý giá thuốc hiện nay chưa hiệu quả, dẫn đến có sự chênh lệch bất hợp lý về giá thuốc giữa bệnh viện đa khoa thành phố và các cơ sở KCB khác trong tỉnh.
- Việc thanh kiểm tra, giám sát trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao, lãi suất phạt tiền chậm đóng BHYT thấp hơn so với lãi suất ngân hàng; BHXH tỉnh không có chức năng thanh tra, xử lý những vi phạm về BHYT mà phải thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc cơ quan chức năng và chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi phạm hành chính chưa đủ mạnh để buộc doanh nghiệp thực hiện
- Luật BHYT và các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT chưa hoàn chỉnh, còn nhiều vấn đề bất cập chưa được sữa đổi bổ sung kịp thời, nên khó khăn trong triển khai thực hiện.
- Điều kiện kinh tế- xã hội: Hiện nay, một vấn đề nhận thấy là bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu có tác động nhất định đến tình hình phát triển kinh tế của đất