4 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.4.1 Các yếu tố bên ngoài
- Chính sách, pháp luật của nhà nước: hệ thống pháp luật và các văn bản pháp qui của nhà nước vừa tạo cơ hội vừa gây hạn chế cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược về nguồn nhân lực như ràng buộc trong việc tuyển dụng. Pháp luật của nhà nước bảo vệ người lao động bằng các qui định về mức lương, thời gian làm việc, các chế độ an sinh xã hội bắt buột,… các doanh nghiệp phải tuân thủ và thực hiện đúng qui định. Đồng thời tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp có sự cạnh tranh công bằng và ngày càng chuẩn hóa các hoạt động tuân thủ theo các qui định pháp luật trong nước và thế giới để hội nhập với quốc tế.
- Các yếu tố về kinh tế: môi trường kinh tế có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trong hoạt động của doanh nghiệp. Tốc độ phát triển, tình hình lạm phát,… sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của người lao động. Nhà quản trị về nguồn nhân lực phải đặc biệt chú ý những tác động tốt xấu của các yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định chiến lược.
- Các yếu tố trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật: trình độ khoa học kỹ thuật thế giới ngày càng tiến bộ và phát triển với tốc độ rất nhanh chóng, doanh nghiệp nào nắm bắt và vận dụng kịp thời sẽ nắm chắc được thành công, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Song song đó doanh nghiệp phải chuẩn bị lực lượng lao động có chuyên môn phù hợp, nắm bắt được kỹ thuật, nguồn lao động phải được tuyển dụng chính thức hoặc có chính sách đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, ngày nay các công ty phải đào tạo, huấn luyện để nhân viên của mình theo kịp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại. Khi ký thuật thay đổi một số kỹ năng và công việc sẽ không cần thiết nữa, do đó công ty phải đào tạo lại nhân viên của mình để phù hợp với sự phát triển mới.
- Các yếu tố văn hóa, xã hội: luôn thách thức công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp và dần dần biến đổi giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác quản trị nguồn nhân lực phải luôn phù hợp và gắn bó với văn hóa, xã hội của địa phương, vùng miền, các phong tục tập quán bản địa để tạo môi trường làm việc tốt hơn, thu hút được nhiều nhân tài hơn.
Văn hóa xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nguồn nhân lực cảu doanh nghiệp, một đất nước có rất nhiều quan niệm lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển, không có nhân tài để cung ứng cho tổ chức. Thái độ làm việc và nghỉ ngơi được quy định khác nhau tại mỗi quốc gia cũng có ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực
của tổ chức. Sự thay đổi về lối sống trong xã hội cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của công ty.
- Nguồn cung nhân lực: thực trạng hiện nay các thành phố lớn luôn có sức thu hút nguồn nhân lực mạnh, người lao động thường tìm cơ hội việc làm tại các thành phố này mà ít quan tâm đến các tỉnh. Nên một số địa phương thường gặp khó trong công tác tuyển dụng thu hút nhân tài, ít tuyển được người giỏi, có năng lực hoặc nếu tuyển được thì phải mất chi phí rất cao.
- Các dịch vụ hỗ trợ: các dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực đa phần tập trung tại các thành phố lớn, một số tỉnh có trường đào tạo nhưng ngành nghề, lĩnh vực đào tạo chưa đầy đủ, cơ sở vật chất thiếu thốn nên chất lượng đào tạo không bảo đảm. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị nguồn nhân lực, nhà quản trị phải đứng trước sự lựa chọn: chấp nhận chất lượng đào tạo của địa phương hoặc cử đào tạo tại cơ sở lớn với chi phí đào tạo cao.
- Chính sách, mức độ phát triển của địa phương: các chính sách, chiến lược phát triển chung của địa phương cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản trị nguồn nhân lực nói chung, và ảnh hưởng đến từng chức năng cụ thể của quản trị nguồn nhân lực nói riêng. Các chính sách về thu hút nhân tài, tốc độ phát triển cao của địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức.
- Khách hàng: Khách hàng đối với ngành thuế chủ yếu là các doanh nghiệ, các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức phải quản lý nhân viên sao cho vừa lòng khách hàng là ưu tiên nhất. Không có khách hàng là không có việc làm, chất lượng phục vụ và quản lý khách hàng quyết định đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và nó cũng quyết định đến thu nhập và phúc lợi của nhân viên trong đơn vị. Phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ, quản lý khách hàng một cách tốt nhất vì khách hàng của ngành thuế đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Cho nên đơn vị phải đào tạo nhân viên để họ hiểu tầm quan trọng của khách hàng, phải làm sao thỏa mãn khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh ở đây là các doanh nghiệp, các tổ chức có thể thu hút, tiếp nhận lao động của ngành thuế. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân sự. Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, đơn vị phải biết thu hút duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ (Võ Thành Khởi, 2014).