Giải pháp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại chi cục thuế thành phố vĩnh long đến năm 2020 (Trang 98 - 100)

4 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.3.6 Giải pháp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Công tác đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Chi cục Thuế trong thời gian qua được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn của cấp trên tuy nhiên phương pháp đánh giá công chức này có các tiêu chí đánh giá chưa lượng hóa một cách cụ thể được nên khi công chức tự nhận xét về bản thân chưa chính xác, kết quả phân loại cũng dựa vào kết quả tự nhận xét trước đó mà không được xem xét một cách độc lập nên mức độ thực hiện công việc của các công chức trong đơn vị thường được đánh giá ngang nhau, ít thấy được sự nổi trội hay yếu kém rõ rệt.

Để công tác đành giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức tại Chi cục Thuế được hoàn thiện cần thực hiện một số nội dung như sau:

- Công tác đánh giá công chức phải được xây dựng nền tảng vững chắc trong việc chuẩn bị, lập phương án và triển khai đánh giá công chức một cách có hệ thống. Quá trình đánh giá phải thể hiện một cách chuyên nghiệp theo nguyên tắc khách quan, dân chủ. Tập thể và cá nhân tham gia đánh giá phải có tinh thần trách nhiệm cao, đánh giá phải dựa và bản chất công việc và mức độ hoàn thành, không để tình cảm cá nhân chi phối, không nể nang làm qua loa, đại khái.

- Chi cục phải tiến hành đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng công chức trên cơ sở bảng mô tả công việc của công chức đã được lãnh đạo đội chỉnh sửa

gắn với kết quả hoàn thành công việc hàng quý, tháng, ngày đảm bảo công bằng, trung thực, khách quan.

- Chi cục cần xây dựng các tiêu chí đánh giá sát với nhiệm vụ cụ thể của từng công chức, xây dựng hệ thống các bảng mô tả chức danh công việc theo từng lĩnh vực cụ thể. Thực hiện công việc này cần phải có sự phân tích, nghiên cứu cẩn thận của các bộ phận có liên quan và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong công chức. Bảng mô tả công việc cần làm rõ vị trí các công việc trong đơn vị và kết quả cần đạt đến, không nên xây dựng quá chi tiết sẽ ảnh hưởng đến tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của công chức trong thực thi công vụ. Khi tiến hành đánh giá cũng phải dựa vào mức độ rủi ro, công việc có tính phức tạp để đánh giá cho hợp lý.

- Công tác đánh giá phải được thự hiện một cách công bằng, minh bạch giữa lãnh đạo và nhân viên, lãnh đạo cần phải được đánh giá sâu hơn, nhiều lĩnh vực hơn; đồng thời phải gắn trách nhiệm quản lý điều hành và chịu trách nhiệm chung của bộ phận phụ trách, nếu nhân viên không hoàn thành công việc nào thì lãnh đạo cũng phải chịu trách nhiệm với mức độ hoàn thành công việc đó.

- Bên cạnh đó cũng cần phối hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể, kết hợp phương pháp đánh giá định tính với phương pháp định lượng với các nội dung sau:

+ Phương pháp định tính: đánh giá sự chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, Chính sách, pháp luật của nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.

+ Phương pháp định lượng: năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Để đo lường, định lượng được các tiêu chuẩn đánh giá cần phải có tiêu chuẩn, định mức riêng đối với mỗi nhóm công việc đang thực hiện tại Chi cục như bộ phận trực tiếp thu và bộ phận gián tiếp vì mỗi loại công việc mang tính chất không giống nhau nếu xây dựng cùng một tiêu chuẩn đánh giá thì khó có thể đo lường chính xác.

- Kết quả đánh giá công chức phải được vận dụng vào công tác quản trị nguồn nhân lực. Kết quả đó không chỉ là cơ sở để ra các quyết định cụ thể, ngắn hạn về sử

dụng, quản lý nhân sự, mà thực chất, đó là một quá trình liên tục nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của tổ chức. Kết quả đánh giá đó cũng làm cơ sở để quy hoạch cán bộ, đảm bảo tính kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức.Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức được thực hiện chính xác sẽ tạo điều kiện để công chức ra sức phấn đấu phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế tồn tại, gúp họ an tâm công tác và phấn đấu tốt hơn trong thời gian tới.

- Trong việc đánh giá công chức các lãnh đạo cần phải hết sức khéo léo, tế nhị trong việc nhận xét, kết luận đặc biệt là những khuyết điểm của công chức, vì việc nhận xét có thể giúp công chức phấn đấu hết mình cũng có thể làm họ mất niềm tin, chán nản, không còn sức phấn đấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại chi cục thuế thành phố vĩnh long đến năm 2020 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)