Kinh nghiệm cơ chế tự chủ của các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại sở tài chính tỉnh quảng bình (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm cơ chế tự chủ của các tỉnh

* Kinh nghiệm cơ chếtchca tnh Qung Ninh.

Việc giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị cơ quan hành chính đã tạo ra sự chuyển biến trong tư duy, nhận thức của các cấp, các ngành và cán bộ công chức, viên chức trong các đơn vị, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn

vị thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng

tạo của cán bộ công chức, người lao động.

Các đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) giao hiệu quả hơn để thực hiện

nhiệm vụ, chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, nâng cao thu nhập cho cán bộ. Mức

thu nhập tăng thêm giai đoạn 2014 - 2016 của cán bộ, viên chức trong các cơ quan

hành chính tỉnh Quảng Ninh khi thực hiện chế độ tự chủ trung bình trên 1 triệu đồng/người/tháng.

Việc thực hiện chế độ tự chủ cũng tăng cường tính chủ động của thủ trưởng đơn vị trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính, tạo chuyển biến lớn

trong cách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị, mạnh dạn quyết định những

công việc có lợi cho đơn vị trong khuôn khổ pháp luật, thẩm quyền được giao và nguồn kinh phí được cấp; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng các dịch vụ công...

Mặt khác, việc giao cho các đơn vị cơ quan hành chính thực hiện cung cấp dịch vụ

sự nghiệp công theo hình thức đặt hàng đã góp phần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả

tài sản, cơ sở vật chất do nhà nước đã đầu tư, phát huy năng lực, trình độ của đội

ngũ cán bộ, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó tạo tiền đề cho việc đổi

mới phương thức từ hình thức giao dự toán theo biên chế sang hình thức giao dự

toán theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm đầu ra.

* Kinh nghiệm cơ chếtchca tnh Bình Thun

Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ

về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành

chính (sau đây gọi tắt là chế độ tự chủ), ngày 19/4/2006 UBND tỉnh Bình Thuận đã

có văn bản số 1480/UBND-TH hướng dẫn thực hiện chế độ tự chủ đối với tất cả các đơn vị quản lý hành chính cấp tỉnh và huyện.

Năm 2006, UBND tỉnh giao tự chủ tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp

1; từ năm 2007, UBND tỉnh giao tự chủ tài chính đối với tất cả các đơn vị dự toán

cấp 2 và cấp 3. Cho đến nay, có 33/33 đơn vị cấp tỉnh, 10/10 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã triển khai thực hiện. Sau hơn 4 năm thực hiện, chế độ tự chủ đã có những tác động tích cực đến hoạt động của các cơ quan, cụ thể là:

Thứ nhất, tăng cường quyền tự chủ và tính chủ động của thủ trưởng đơn vị

trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Sự chuyển biến lớn trong cách

nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị (cũng là người chủ tài khoản của đơn vị) là tính linh hoạt, mạnh dạn quyết định những công việccó lợi theo thứ tự ưu tiên cho đơn vị

trong khuôn khổ thẩm quyền và nguồn kinh phí được cấp. Hơn thế, các đơn vị thực hiện

chế độ tự chủ không nhất thiết phải đợi xin phép cơ quan cấp trên và theo đó, cơ quan

cấp trên không phải “can thiệp” quá sâu vào công việc của cơ quan cấp dưới.

Thứ hai, tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách

nhiệm của đội ngũ công chức đối với công việc và ngân sách được giao. Quy chế

chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả các công chức trong đơn vị. Tất cả các khoản thu và nội dung chi được công khai chi tiết, đã góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý và thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, tài sản công.

Thứ ba, hoạt động của các đơn vị thựchiện chế độ tự chủ được nâng lên một bước về chất lượng; quy trình xử lý công việc được xây dựng mới, hợp lý và khoa học; nội dung, tiêu chuẩn thủ tục theo yêu cầu quản lý hành chính hiện đại từng bước được áp dụng.

Thứ tư, công tác tổ chức lao động khoa học, trên cơ sở đó tiết kiệm được kinh phí, tăng thu nhập cho người lao động. Tính riêng trong năm 2008, ở cấp tỉnh có 15/33 đơn vị tiết kiệm được 1.643 triệu đồng (trong đó, kinh phí tiết kiệm về sử

dụng biên chế là 375 triệu đồng và kinh phí tiết kiệm từ quản lý hành chính là 1.268 triệu đồng); ở cấp huyện, 4 đơn vị thuộc thành phố Phan Thiết tiết kiệm được 105

triệu đồng từ kinh phí quản lý hành chính, 1 đơn vị thuộc thị xã La Gi tiết kiệm được 11 triệu đồng từ kinh phí quản lý hành chính.

1.4.2 Nhng bài hc kinh nghim rút ra cho STài chính tnh Qung Bình vthc hin công tác qun lý theo cơ chếtch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại sở tài chính tỉnh quảng bình (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)