2.2.1 .Thơng tin chung về đối tượng khảo sát
3.1.2. Định hướng chung về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tà
Chính phủ về vai trị và tầm quan trọng của Cải cách HCNN. Đây là quan điểm chỉ
đạo quyết liệt cho các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống HCNN cần tích cực triển
khai thực hiện một cách có hiệu quả các chủ trương, chính sách cải cách đã triển khai ở giai đoạn trước, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách ở giai đoạn tiếp theo để thực hiện việc cải cách hành chính một cách toàn diện.
3.1.2. Định hướng chung về thực hiện cơ chếtựchủ, tự chịu trách nhiệm vềtàichính chính
Tại Điều 11, Luật thực hành, tiết kiệm chống lãng phí được Quốc hội khóa XI đã nêu: “Thực hiện cơ chế giao khốn kinh phí hoạt động, giao tự chủ tài chính cho các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách Nhà nước khi có điều
kiện theo quy định của pháp luật...”
Thực hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 21/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và các
Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ, cơng chức. Theo đó biên chế cơng chức được xác định trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu công chức theo ngạch; mỗi cơ quan cần xác định rõ vị trí việc làm thì mới xác định được biên chế công chức để tuyển dụng. Đó chính là cơ sở và giải pháp có tính liên thơng góp phần xác định biên chế đúng, biên chế đủ nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.
Theo lộ trình Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ
cấp ưu đãi người có cơng giai đoạn 2012-2020, quan điểm của chính sách cải cách tiền lương là coi tiền lương là đầu tư trực tiếp chocon người, đầu tư cho phát triển, tiền lương là nguồn thu nhập chính của cán bộ, cơng chức và đạt mức trung bình khá trên thị trường lao động. Vì vậy trong giai đoạn quá độ Nhà nước đang thực hiện lộtrìnhđiều chỉnh tiền lương tối thiểu (2012- 2020) cần tiếp tục cho phép thực
hiện cơ chế sử dụng từ kinh phí tiết kiệm để chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức theo năng lực và hiệu quả công việc, nhằm tạo động lực làm việc, thúc đẩy
năng suất lao động(vì trong khi mức tiền lương thu nhập của cán bộ, công chức cịn
hạn chế có khó khăn). Sau khi lộ trình cải cách chính sách tiền lương đã đạt mục
tiêu về tiền lương tối thiểu, không nên tiếp tục thực hiện cơ chế sử dụng kinh phí tiết kiệm để chi tăng thu nhập cho cán bộ, cơng chức, vì thực chất đây cũng là kinh phí bố trí để phục vụ hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước nhưng lại dùng
để chi tăng thu nhập; theo đó khi Nhà nước thực hiện tiền lương tối thiểu đã đảm
bảo đủ và quan hệ tiền lương phù hợp, đến năm 2020 sẽ tổng kết cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước,
để kiến nghị Chính phủ cơ chế quản lý tài chính mới cho phù hợp.
Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước giai đoạn 2014-2020 là tiếp tục hoàn thiện và thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài
chính đối với cơ quan nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu của Chiến lược tài chính
2011-2020 là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính,ổn định tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vữmg, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng hoạt động cơng vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước.
3.1.3. Chủ trương của tỉnh Quảng Bình thực hiện cải cách hành chính và tựchủ,tựchịu trách nhiệm vềtài chính trong thời gian tới