Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại sở tài chính tỉnh quảng bình (Trang 67 - 68)

2.2.1 .Thơng tin chung về đối tượng khảo sát

2.3. Thực tế công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Sở Tài chính tỉnh

2.3.4. Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức

Đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của cơng chức là một việc làm quan trọng, có nhiều ý nghĩa đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ. Trước hết để đánh giá

được thì cần phải dựa trên một sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng

công chức. Trên cơ sở bảng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cần phải xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức một

cách phù hợp, đảm bảo đánh giá chính xác mức độ hồn thành nhiệm vụ của công chức trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, đồng thời thể hiện được mục tiêu của việc thực thi công vụ là phục vụ người dân và doanh nghiệp. Kết quả của việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơng chức cịn là động lực để cán bộ, cơng chức

tích cực hơn nữa trong cơng việc và cách thức làm việc một cách linh hoạt, sáng tạo và chủ động. Đồng thời, kết quả này còn là căn cứ để xét trả thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.

Hiện nay, tại Sở Tài chính Quảng Bình, mặc dù đã xây dựng bảng phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng phòng ban, xây dựng “Đề án vị trí việc làm và cơ

cấu ngạch công chức tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2017”hồn thành, có phân cơng nhiệm vụ đến từng vị trí cán bộ, công chức, người lao động

trong đơn vị, tuy nhiên vẫn có sự chưa chính xác hồn tồn đến từng vị trí việc làm,

nhiều người làm chung chức năng nhiệm vụ, chưa thể hiện rõ được số lượng biên

chế tối thiểu cần thiết để hồn thành cơng việc nhằm cho tinh giảm biên chế về sau. Bên cạnh đó, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ vẫn chủ yếu dựa trên cách

đánh giá cũ, đó là việc bình xét hàng năm dựa trên những đánh giá chủ quan của mỗi người và các nhận xét mang tính hình thức, chung chung của các bộ phận, cơng chức khác. Từ đó dẫn tới việc đánh giá, xếp loại vẫn mang tính “cào bằng” và “luân

phiên”, cơ chế tự chủ vẫn chưa mang tính khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn

thành tốt nhiệm vụ, cải tiến quy trình và nâng cao hiệu quả công việc. Kết quả là việc giao tự chủ về tài chính nhằm sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả chưa đạt

được cao, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ chế này chưa được thực hiện tốt nhất theo đúng mục tiêu đãđề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại sở tài chính tỉnh quảng bình (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)