Việc xác định kinh phí thực hiện tự chủ và sử dụng nguồn kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại sở tài chính tỉnh quảng bình (Trang 60 - 62)

2.2.1 .Thơng tin chung về đối tượng khảo sát

2.3. Thực tế công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Sở Tài chính tỉnh

2.3.2. Việc xác định kinh phí thực hiện tự chủ và sử dụng nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện tự chủ tại đơn vị do NSNN cấp được xác định trên cơ sở biên chế được UBND tỉnh giao hàng năm và

định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính của UBND tỉnh Quảng Bình.

Kinh phí thực hiện cơ chế tự chủ từ nguồn NSNN được điều chỉnh bổ sung khi có quyết định điều chỉnh biên chế hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền,

khi Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi các định mức phân bổ dự

toán NSNN.

Theo Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc “Ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017 -

2020 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước”, Định mức phân bổ dự tốn chi

quản lý hành chính nhà nước (khơng bao gồm chi lương và các khoản có tính chất

lương) được quy định đối với các đơn vị quản lý hành chính cấp tỉnh như các Sở,

ban, ngành thuộc tỉnh, trong đó có Sở Tài chính (có số biên chế >30 người) là: 23 triệu đồng/biên chế/năm.

Định mức trên đã bao gồm tất cả các hoạt động thường xuyên của đơn vị như thanh tốn dịch vụ cơng cộng, hội nghị sơ kết, tổng kết của cơ quan, kỷ niệm

ngày thành lập ngành, văn phòng phẩm, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản. Không bao gồm: Hội nghị khu vực, đại hội theo nhiệm kỳ, mua sắm, sửa chữa lớn một số tài sản mua sắm ô tô, mua sắm tài sản cố định khác mang tính đồng bộ, sửa chữa đại tu ô tô, sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc...

Cơ quan được giao kinh phí tự chủ từ NSNN căn cứ vào số lượng biên chế

hiện có, theo các định mức chung mà chưa xem xét đến đặc thù cụ thể của từng đơn vị dẫn đến việc đơn vị sử dụng nhiều các khoản chi khơng mang tính chất lương

như: cơng tác phí, chi chun mơn sẽ gặp khó khăn trong thực hiện tự chủ kinh phí.

Mặt khác, việc giao kinh phí theo số lượng biên chế được giao sẽ làm cho các đơn vị khơng có động lực để tinh giản số biên chế được giao này, giữ nhiều biên chế để có nhiều kinh phí.Kinh phí hàng năm được giao thể hiện cụ thể ở bảng2.9)

Bảng 2.10 Kinh phí NSNN giao thực hiện tự chủ tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình các năm 2013 – 2017 Đơn vị tính: ngànđồng Năm Kinh phí NSNN cấp TỔNG Lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương Chi thường xuyên Chi khác 2013 8.643.934 6.162.000 2.073.430 408.504 2014 10.824.374 6.902.000 3.697.748 224.628 2015 11.023.478 6.307.000 4.482.265 234.213 2016 11.103.089 7.583.161 3.250.112 269.816 2017 12.013.562 8.627.000 3.100.158 286.404

( Nguồn: BCQT từ năm 2013 –2017 Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình)

Nguồn kinh phí NSNN giao thực hiện tự chủ tại đơn vị ở bảng trên đây bao gồm các khoản:

-Chi lương và các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp theo lương:

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí Cơng đồn trích

theo lương.

- Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị gồm: khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, điện nước, cơng tác phí, tiếp khách, hội nghị, văn phịng phẩm, xăng dầu...

- Các khoản kinh phí mua sắm, thay thế thiết bị và bổ sung phương tiện làm việc (kể cả chi mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ, công chức mới được bổ sung biên chế); kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản.

- Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm: chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chi cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

- Các khoản chi khác.

Trên thực tế, định mức phân bổ ngân sách hàng năm cho đơn vị còn thấp và

đơn vị khơng có nguồn thu khác ngồi ngân sách nên khi trừ đi lương và các khoản

phụ cấp cho cán bộ thì nguồn kinh phí cịn lại là khơng đáng kể. Mặt khác, Bộ Tài

chính đã qui định bắt buộc các đơn vị sử dụng ngân sách phải tiết kiệm 10% từ chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương, bởi vậy dự toán năm cho các đơn vị

sẽ không được sử dụng 10% này, cho nên các cơ quan đều gặp khó khăn về kinh

phí. Đặc biệt, trong trường hợp đơn vị phải thực hiện các nhiệm vụ đột xuất thì việc

bố trí kinh phí là rất khó khăn. Nếu có được bổ sung kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất này, thì số kinh phí đơn vị được bổ sung cũng chỉ ở mức hạn hẹp

theo các quy định về định mức... Sự hạn chế trong phân bổ kinh phí cho các cơ quan nhà nước có thể sẽ dẫn đến sự hạn chế về số lượng và chất lượng đầu ra của

các dịch vụ công cộng do các cơ quan này cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại sở tài chính tỉnh quảng bình (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)