Việc xác định biên chế và tình hình sử dụng biên chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại sở tài chính tỉnh quảng bình (Trang 58 - 60)

2.2.1 .Thơng tin chung về đối tượng khảo sát

2.3. Thực tế công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Sở Tài chính tỉnh

2.3.1. Việc xác định biên chế và tình hình sử dụng biên chế

Cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP trong phần quy định về biên

chế giao tự chủ không đề cập đến cơ sở để xác định số biên chế giao tự chủ mà chỉ

nói đến nguồn gốc số biên chế giao tự chủ là do các cơ quan có thẩm quyền giao.

Biên chế của các cơ quan hành chính tỉnh thực hiện chế độ tự chủ được Bộ Nội vụ duyệt và phân bổ hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế và nhiệm vụ tại địa

phương. Trên cơ sở biên chế Bộ Nội vụ giao, UBND tỉnh quyết định giao chỉ tiêu

biên chế cho từng cơ quan đơn vị trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và tình hình hoạt

động của từng đơn vị. Điều này đã gây khó khăn cho đơn vị trong việc xác định số

biên chế hợp lý, đồng thời chưa tạo được sự thống nhất chung giữa các cơ quan hành chính trong việc xác định số biên chế hợp lý, chưa chỉ rõ được căn cứ khoa

học của số biên chế hợp lý được giao tự chủ đối với đơn vị. Tuy nhiên, có thể ngầm hiểu rằng, để xác định được số biên chế hợp lý trong cơ quan cần phải dựa trên việc

xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và tính tốn chính xác nhu cầu thời gian cũng như con người để hồn thành cơng việc đó với một chất lượng nhất định trước bằng các tiêu chí xác định. Số giao biên chế của UBND tỉnh Quảng Bình cho Sở Tài chính và

số biên chế thực tế tại sở trong 5 năm 2013-2017 được thể hiện trong (Bảng 2.8).

Bảng 2.9. Tình hình phân bổ biên chế ở

Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2017

Đơn vị: người Năm Số biên chế được giao Số biên chế thực tế So sánh tỷ lệ (%) 2013 60 57 95 2014 60 60 100 2015 62 60 96.7 2016 62 59 95.1 2017 62 60 96.7

(Nguồn:Quyết định giao biên chế hàng năm củaSở Tài chính tỉnh Quảng Bình)

Số liệu về biên chế của cơ quan cho thấy qua các năm, số biên chế được giao và số biên chế thực tế có sự tăng lên (có năm 2013 và năm 2015 giảm do có cán bộ, cơng chức về hưu) và chưa có xu hướng tinh giản biên chế như mục tiêu của cải cách hành chính. Tuy nhiên, số biên chế thực tế luôn thấp hơn số biên chế được

giao, điều này cho thấy đơn vị đã thực hiện tự chủ về quản lý biên chế và có thể

thực hiện tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính tăng thu nhập cho cán bộ, cơng chức do kinh phí quản lý hành chính vẫn được cơ quan có thẩm quyền cấp đủ theo số biên chế được giao.

Về tình hình sử dụng biên chế tại đơn vị: Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính, quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế của cơ quan đãđược nâng lên, Thủ trưởng cơ quan đãđược chủ động hơn trong việc sắp xếp, bố trí số biên chế được giao vào các phòng ban và phân

công nhiệm vụ theo yêu cầu cơng việc, đảm bảo hồn thành nhiệm vụ chun môn chung của cơ quan. Thủ trưởng cơ quan cũng đãđược trao quyền và chủ động trong

việc sắp xếp số biên chế dôi dư, số biên chế không đủ khả năng đáp ứng công việc,

được hợp đồng thuê khốn cơng việc hoặc hợp đồng lao động đối với các chức

danh: bảo vệ, lái xe, tạp vụ, vệ sinh và ký kết hợp đồng lao động đảm bảo cơ chế cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo báo cáo của Sở Tài chính Quảng Bình về kết quả thực hiện chế độ tự chủ đối với các cơ quan hành chính nhà nước năm 2016, số biên chế được giao cao

hơn so với số biên chế có mặt ở các đơn vị là do chưa tuyển dụng đủ số biên chế được giao hoặc cán bộ về hưu, nghỉ theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính

phủ quy định về chính sách tinh giản biên chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại sở tài chính tỉnh quảng bình (Trang 58 - 60)