quản lý ngân sách nhà nước
Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách cấp xã là cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chắnh sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tắch cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý tài chắnh cấp xã, bảo vệ lợi ắch của Nhà nước, quyền và lợi ắch hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cụ thể:
Thứ nhất, các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, liên tục đối với các hoạt động tài chắnh xã, gắn công tác thanh tra với việc hướng dẫn thực hiện các chắnh sách, chế độ của Nhà nước. Những sai phạm trong quản lý, điều hành tài chắnh xã phải được xử lý công khai, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, hạn chế việc xử lý nội bộ, bưng bắt thông tin.
Thứ hai, tăng cường công tác cải cách hành chắnh để đưa công tác quản lý tài chắnh, ngân sách xã theo hướng chấp hành tốt Luật NSNN, chắnh sách, chế độ hiện hành của nhà nước.
Thứ ba, tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách cấp xã, phấn đấu 100% các xã, thị trấn trong huyện sử dụng thành thạo ứng dụng chương trình phần mềm kế toán vào công tác hạch toán, kế toán ngân sách và tài chắnh xã, đảm bảo có thể sử dụng chương trình tổng hợp tại Phòng Tài chắnh - Kế hoạch huyện.
Thứ tư, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế để nắm bắt thực trạng tình hình kinh doanh, khắc phục tình trạng khai giảm doanh thu, đồng thời phát hiện vi phạm pháp luật thuế thông qua đó xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm luật thuế, chống đối không nộp thuế, từ đó tác dụng răn đe đối với những hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh
Mặt khác thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm nghiệm tắnh chất phù hợp của các chắnh sách về thuế và cũng từ đó mà phát hiện những sơ hở, bất hợp lý của những văn bản qui định về thuế cũng như Luật thuế nhằm chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong giai đọan hiện nay cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Thanh tra kiểm tra có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với chắnh quyền địa phương và các ngành có liên quan, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhằm đấu tranh chống các hành vi vi phạm như gian lận, trốn lậu thuế.
- Trong thanh tra, kiểm tra cần thực hiện đúng chắnh sách qui định, tránh lạm dụng chức quyền để tiêu cực. Quá trình thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng được kiểm tra, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Cần xác định có chọn lọc đối tượng thanh tra, kiểm tra, theo đó cần tập trung thanh tra đối với các đối tượng thường xuyên gian lận về thuế, có nhân thân và quá trình kinh doanh không tốt, hoạt động trong những lĩnh vực có khả năng vi phạm cao, có địa chỉ kinh doanh không rõ ràng hay thường xuyên thay đổi địa điểm và ngành nghề kinh doanh.
- Thực hiện đúng quy trình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế, quyết toán thuế đối với doanh nghiệp.
- Xử lý kiên quyết nghiêm minh đối với các trường hợp trốn thuế, lậu thuế, nợ đọng thuế kéo dài. Đối với các trường hợp có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, thách thức cần tham mưu UBND huyện Hạ Hòa tổ chức cưỡng chế, kê biên tài sản để thu hồi nợ thuế nhằm thể hiện tắnh nghiêm minh của pháp luật, răn đe những trường hợp tương tự. - Cần tham mưu cho UBND huyện Hạ Hòa có quy định cụ thể để tuyên dương, khen thưởng để khắch lệ đối với những cá nhân, tổ chức kinh tế có số nộp thuế cao, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.
Thứ năm, Thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và xây dựng, công tác chi thường xuyên để kịp thời phát hiện sai phạm, cần tham mưu người có thẩm quyền xử lý kiên quyết những sai phạm qua thanh tra, kiểm tra, tiến hành thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm.
Ban quản lý dự án huyện trong quá trình làm chủ đầu tư cần tăng cường công tác giám sát, quản lý; tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng đúng thực tế (kiên quyết xử trường hợp không thi công, thi công không đúng thiết kế nhưng vẫn nghiệm thu); không thanh toán, quyết toán khối lượng thừa và chỉ tiến hành nghiệm khu khối lượng công trình khi có khối lượng thực tế. Cùng với đó, kiên quyết xử lý các đơn vị, doanh nghiệp bắt tay nhau thực hiện những hành vi sai phạm, gây thất thoát tài sản của Nhà nước. Tránh tình trạng chi tiêu lãng phắ, không đúng mục đắch, sai quy định nhà nước, các khoản chi không có chứng từ hợp pháp, có dấu hiệu làm giả. Chấp hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phắ. Đồng thời cần kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt và phê bình, kỷ luật nghiêm đơn vị, cá nhân sai phạm, gây thất thoát, lăng phắ trong quản lư sử dụng tài sản, ngân sách Nhà nước.
Đi đôi với việc xử lý vi phạm trong quản lý ngân sách nhà nước thì việc khen thưởng các đơn vị hoàn thành tốt trong quản lý ngân sách cũng là việc tất yếu, nhằm khuyến khắch và khắch lệ tinh thần các cán bộ quản lý ngân sách thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong những năm kế tiếp.