Các tiêu chắ đánhgiá công tác quản lý ngân sáchcấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 29)

1.4.1 Lập dự toán ngân sách

Trong công tác quản lý NSNN, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý NSNN. Để làm tốt công tác lập dự toán, UBND xã phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn thu - chi NSNN.Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao giữa các năm.

1.4.2 Chấp hành ngân sách

- Thu ngân sách

Tổng thu NSNN qua các năm;

Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa: Thu từ xắ nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xắ nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ xắ nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phắ trước bạ, thu phắ, lệ phắ, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; thu xuất nhập khẩu).

Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phắ và lệ phắ, thu tiền sử dụng đất, thu khác.

Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông lâm nghiệp - Ngư nghiệp.

Số thu bổ sung ngân sách, kết dư ngân sách. Số thu quản lý qua ngân sách nhà nước. - Chi ngân sách

Tổng các khoản chi NSNN. Chi đầu tư phát triển.

Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (Lương, phụ cấp, BHYT, BHXH, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi, bảo trợ xã hội, an ninh quốc phòng, chi khác, chi bổ sung ngân sách)

Chi dự phòng: Dùng cho các trường hợp khẩn cấp như bão, lũ, thiên tai, hỏa hoạnẦ.

1.4.3 Kết toán, quyết toán, thanh tra ngân sách.

Kết quả quyết toán ngân sách hàng năm.

Số đơn vị kiểm tra quá trình thực hiện ngân sách. Kết quả thanh tra thực hiện thu, chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 29)