Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

+ Tình hình dân sinh, kinh tế huyện Hạ Hòa

Huyện Hạ Hoà có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện bao gồm hệ thống đường sông, đường sắt, đường bộ. Đường sông có sông Hồng chảy qua với chiều dài 20 km; tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai chạy qua dài 30 km, quốc lộ 32C, quốc lộ 70, các tỉnh lộ 312, 314, 311 đều qua địa bàn huyện với tổng chiều dài hơn 70km; đảm bảo giao thương thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Huyện Hạ Hoà là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, tương truyền là nơi dừng chân của Mẹ Âu Cơ khi đưa 50 người con lên ngàn khai sơn phá thạch; là cái nôi của văn nghệ kháng chiến Việt Nam. Nhân dân Hạ Hoà có truyền thống yêu nước và cách mạng. Trên địa bàn huyện có hai chiến khu cách mạng; huyện và 4 xã trong huyện đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Do hệ thống giao thông rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa và sản phẩm nông lâm nghiệp cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, định hình vùng sản xuất hàng hóa ngoài ra huyện còn có khu du lịch. Kinh tế huyện phát triển chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Thể hiện cụ thể bàng 2.1 Tình hình kinh tế của huyện Hạ Hòa

Bảng 2.1 Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Hạ Hòa giai đoạn 2015 - 2017

Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQC Giá trị các ngành kinh tế 1.181.629 100,00 1.210.251 100,00 1.296.811 100,00 102,42 107,15 104,78 + Nông - lâm - thủy sản 526.353 44,54 536.438 44,32 571.414 44,06 101,92 106,52 104,21 + Công nghiệp - xây dựng 189.238 16,02 190.687 15,76 206.004 15,89 100,77 108,03 104,4 + TM-Dịch vụ 466.038 39,44 483.126 39,92 519.393 40,05 103,67 107,51 105,59

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hạ Hòa năm 2017

Qua bảng 2.1 cho thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện biến động đều qua các năm, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2015 là 1.181.629 triệu đồng đến năm 2017 đã tăng lên 1.296.811 triệu đồng được chia làm 3 ngành:

Giá trị ngành Nông - lâm - thủy sản năm 2015 là 526.353 triệu đồng chiếm 44,54% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2017 đã tăng lên 571.414 triệu đồng chiếm 44,06% tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại.

Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng năm 2015 là 189.238 triệu đồng, chiếm 16% tổng giá trị sản xuất năm 2017 tăng lên 206.004 triệu đồng chiếm 15,89% tổng giá trị, đánh giá trung huyện phát triển hướng công nghiệp Ờ xây dựng rất chậm.

Giá trị ngành Thương mại- dịch vụ năm 2015 là 466.038 triệu đồng chiếm 39,44% tổng giá trị, đây là tỷ lệ rất cao; năm 2017 tăng lên 519.393 triệu đồng chiếm 40,05%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch cao là do huyện có khu du lịch tâm linh đền mẫu Âu Cơ, ao Trâu, suối tiênẦ và cũng đang phát triển khá tốt.

Trên đây đã thể hiện sự tăng về giá trị của cả ba ngành kinh tế trên địa bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.

Các lĩnh vực văn hóa Ờ xã hội đã có những chuyển biến tắch cực. Chất lượng giáo dục ngày càng tiến bộ, nội dung, phương pháp giảng dạy được đổi mới và có hiệu quả. Đội ngũ giáo viên tuổi đời được trẻ hóa, chất lượng đạt 100% chuẩn và tiêu chuẩn., các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2,61%, an sinh xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. An ninh, chắnh trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được tăng cường.

+ Tình hình dân số - lao động trên địa bàn huyện Hạ Hòa

Tổng nhân khẩu và số lượng hộ kinh doanh, số lao động của huyện qua các năm có xu hướng tăng lên. Tắnh đến hết năm 2017 toàn huyện có tổng số là 108.503 khẩu với 27.058 hộ phân bố ở 33 xã, thị trấn. Tình hình biến động dân số của huyện qua 3 năm thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2 Dân số và lao động của huyện Hạ Hòa giai đoạn 2015 - 2017 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQC

1. Tổng nhân khẩu người 107.404 100,0 108.166 100,0 108.503 100,0 100,71 100,31 100,51

Nam người 53.540 49,8 53.538 49,5 53.470 49,3 100,00 99,873 99,935 nữ người 53.864 50,2 54.628 50,5 55.033 50,7 101,42 100,74 101,08

2. Tổng số hộ hộ 25.249 100,0 26.219 100,0 27.058 100,0 103,84 103,2 103,52

Trong đó: Hộ nông

nghiệp hộ 17.674 70,0 17.829 68,0 17.968 66,4 100,88 100,78 100,83

Hộ phi nông nghiệp hộ 7.575 30,0 8.390 32,0 9.090 33,6 110,76 108,34 109,55

3. Tổng số lao động l.động 70.192 100,0 74.987 100,0 78.334 100,0 106,83 104,46 105,64

Trong đó: LĐ nông nghiệp l.động 45.625 65,0 45.742 61,0 46.217 59,0 100,26 101,04 100,65

LĐ phi nông nghiệp l.động 24.567 35,0 29.245 39,0 32.117 41,0 119,04 109,82 114,43

4. Nhân khẩu bq/hộ người/hộ 4,25 - 4,12 - 4,010 - - - -

5. Lao động bình

quân/hộ lđ/hộ 2,78 - 2,86 - 2,89 - - - -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hạ Hòa năm 2017

Qua bảng 2.2 ta thấy:

Nhân khẩu của huyện qua 3 năm có chiều hướng tăng nhẹ năm 2016 so với năm 2015 tăng 0,71% tương ứng tăng 762 người; năm 2017 so với năm 2016 tăng 0,31% tương ứng tăng 337 người; tỷ lệ nam nữ của huyện khá cân đối, nhưng 2 năm gần đây tỷ lệ nữ tăng nhiều còn tỷ lệ nam thì giảm, gần có xu thế mất cân bằng về giới.

Tổng số hộ của huyện tăng dần qua các năm: năm 2016 so với năm 2015 là 3,84% cụ thể tăng 970 hộ, trong đó hộ nông nghiệp tăng 0,88%, hộ phi nông nghiệp tăng 10,76%; năm 2017 so với năm 2016 tổng số hộ trong huyện tăng có xu thế giảm là 3,2% trong đó hộ nông nghiệp tăng 0,78%, hộ phi nông nghiệp tăng mạnh là 8,34%. Nhìn trung xu hướng tách hộ của huyện khá mạnh.

Tổng số lao động của huyện năm 2015 là 70.192 lao động, trong đó 65% lao động nông nghiệp và 35% lao động phi nông nghiệp; có tỷ lệ tăng dần qua các năm, đến năm 2017 lao động phi nông nghiệp huyện tăng lên 32.117 lao động chiếm 41%. Qua đây cho thấy tỷ lệ lao động sản xuất phi nông nghiệp của huyện đang trên đà phát

triển, đây chắnh là lợi thế giúp nền kinh tế huyện phát triển hơn. Nhằm giải quyết việc làm và cho thu nhập ổn định hơn.

Tuy nhiên với cơ cấu lao động như vậy, nền kinh tế của huyện vẫn phải dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, và để ổn định vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn bên cạnh đó cần có sự định hướng quy hoạch cho phát triển các ngành kinh tế khác phát huy thế mạnh tài nguyên của huyện .

Để giải quyết vấn đề này cần có chắnh sách hợp lý: Nâng cao dân trắ, mở thêm ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhằm giải phóng sức lao động dư thừa phục vụ cho ngành khác. Từ đó, giúp nền kinh tế của huyện phát triển một cách toàn diện, cân đối trong cơ cấu trong trời gian tới.

Hầu hết những người trong độ tuổi lao động của huyện đều có việc làm chủ yếu là lao động phổ thông. Chất lượng nguồn lao động nhìn chung đã được cải thiện nhiều, lực lượng lao động có sức trẻ, cần cù, chịu khó. Tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật của số đông còn hạn chế vì vậy về chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật, nên năng suất lao động còn thấp.

Đó là tình trạng thiếu hụt kỹ năng của người lao động. Lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật thiếu do đầu tư cho giáo dục chưa đủ, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, thiếu cơ sở định hướng.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm huy động các nguồn lực từ nhân dân,và huyện hội hóa, hệ thống điện, đường, trường trạm đã được quan tâm xây dựng đảm bảo thuận tiện cho sự phát triển kinh tế- văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)