Phương pháp đo vòng kháng khuẩn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thành phần hoá học và khả năng kháng khuẩn của cao chiết lá xoài trồng ở tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 45)

2. Kiến thức chuyên môn:

2.6.1 Phương pháp đo vòng kháng khuẩn:

Phương pháp thử hoạt tính ức chế vi khuẩn là phương pháp của Hadacek et al (2000). Chủng vi khuẩn sau khi được hoạt hóa từ ống chủng gốc trên môi trường LB đặc, một khuẩn lạc được cấy chuyển sang 5ml môi trường TSB lỏng và lắc qua đêm ở nhiệt độ 370C. đĩa thử hoạt tính được chuẩn bị bằng cách cấy trải 200μL dịch khuẩn, nồng độ tương đương 4-5 × 108 CFU/ml lên bề mặt đĩa petri có chứa môi trường LB đặc, để khô và đục 5-6 giếng, đường kính khoảng 6mm sao cho mỗi giếng cách nhau 2-3 cm.

Kỹ thuật pha chế môi trường nuôi cấy : trong đồ án này nhằm phù hợp với điều kiện

nuôi cấy 5 loài vi khuẩn kể trên, chúng ta sử dụng môi trường MHA.

Công thức :

MHA 19,5g Agar 7g

Cách pha chế : Cân đúng khối lượng các thành phần đã cho, định mức lên 500 ml.

Sau đó đun sôi hòa tan hoàn toàn các thành phần, điều chỉnh pH 7,4 – 7,6. Hấp 121oC/15 phút, sau đó để nguội 45 – 50oC đổ 20ml/đĩa.

Chuẩn bị : Cắt giấy lọc có đường kính 6mm (15 đĩa), hấp ở 121ºC trong 15 phút, sấy

ở 150oC trong 10 phút.

Tiến hành thí nghiệm :

Dùng pipet man hút 100μl vi khuẩn E. Coli (mật độ tế bào 106 CFU/ml), sau đó chang đều trên mặt thạch MHA đã khô ổn định, chờ khô bề mặt. Đĩa giấy 6mm vô trùng được thấm bão hòa tinh dầu nguyên chất, dung dịch 5% tinh dầu và chờ khô rồi đặt lên mặt thạch đã chang vi khuẩn, đè nhẹ để đĩa giấy cố định trên mặt thạch. Đĩa giấy ở giữa thấm dung dịch đối chứng, các đĩa xung quanh thấm tinh dầu nguyên chất và dung dịch 5%. Chuyển các đĩa petri vào tủ lạnh (10oC) khoảng 4 – 8h để tinh dầu khuếch tán ra thạch. Sau đó đem nuôi ở 37oC trong 16 – 18giờ.

Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu

Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành CNKTHH Đồ án – Khóa 2015-2019

Dung dịch 5% cao chiết : cao chiết lá xoài được hòa tan trong DMSO 2%, sử dụng chất nhũ hóa là Tween 80 0,2%. Bổ sung 50μL dịch chiết thử vào các giếng thạch trên đĩa petri và giữ các đĩa thí nghiệm ở nhiệt độ phòng trong 2 tiếng, tới khi dịch chiết từ các giếng khuếch tán ra môi trường nuôi cấy vi khuẩn; sau đó, đặt các đĩa vào tủ ấm 370C trong 24 giờ. Đối chứng dương là dung dịch kháng sinh (Ampicilin 10𝜇g/ml, Tetracyclin 30 𝜇g/ml, Amoxilin 10𝜇g/ml); đối chứng âm là DMSO.

Đọc kết quả Đường kính vòng vô khuẩn được xác định bằng đường kính vòng

kháng ngoài trừ đi đường kính đĩa giấy vòng ức chế vi sinh vật bằng công thức : BK (mm) = D – d

Trong đó:

D: đường kính vòng vô khuẩn (mm) d: đường kính lỗ khoan thạch (mm)

Thí nghiệm được lặp lại ba lần và lấy giá trị bán kính trung bình.

Tiến hành xác định với các nồng độ khác nhau bằng cách pha loãng dung dịch cao.

- Ống nghiệm 1: Pha loãng 1,6g cao chiết bằng 1ml dung dịch DMSO 100%.

- Ống nghiệm 2: Pha loãng 0,5 ml từ ống 1 bằng 0,5ml dung dịch DMSO 5%.

- Ống nghiệm 3: Pha loãng 0,5 ml từ ống 2 bằng 0,5ml dung dịch DMSO 5%.

- Ông nghiệm 4: Pha loãng 0,5ml từ ống 3 bằng 0,5ml dung dịch DMSO 5%.

- Ống nghiệm 5: Kháng sinh tetracyclin pha loãng.

- Ống nghiệm 6: Kháng sinh Ampicillin pha loãng.

- Ống nghiệm 7: Dung dịch DMSO 100%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thành phần hoá học và khả năng kháng khuẩn của cao chiết lá xoài trồng ở tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)