2. Kiến thức chuyên môn:
3.1.2 Kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi
Trong quá trình trích ly, sử dụng lượng dung môi càng lớn thì hiệu quả trích ly càng cao do khả năng khuếch tán của cấu tử vào dung môi càng lớn. [Nguyễn Bin, 2005]. Tuy nhiên, ở một ngưỡng nhất định nào đó hiệu suất thu hồi sẽ tăng lên không đáng kể dù lượng dung môi tiếp tục tăng. Đồng thời, việc sử dụng nhiều dung môi lại gây tốn dung môi, tốn thời gian và năng lượng để đuổi dung môi sau trích ly. Do đó, việc xác định tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là yếu tố rất cần thiết. Các tỷ lệ lần lượt được khảo sát là 1/7, 1/8, 1/9 và 1/10, 1/11 và 1/12. Kết quả được thể hiện như bảng 3.2 sau:
Bảng 3. 2 Tỉ lệ cao chiết thu được theo tỉ lệ nguyên liệu/dung môi STT Tỷ lệ nguyên
liệu/dung môi
Khối lượng cao chiết thu được (g)
Hiệu suất thu hồi (%) 1 1/7 4,731 31,54 2 1/8 5,823 38,82 3 1/9 6,826 45,51 4 1/10 7,069 47,13 5 1/11 7,074 47,16 6 1/12 7,082 47,21
Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành CNKTHH Đồ án – Khóa 2015-2019
Hình 3. 2 Biểu đồ tương quan giữa tỉ lệ dung môi/nguyên liệu và khối lượng cao chiết thu được
Theo biểu đồ hình 3.2 ta thấy khối lượng cao chiết thu được có xu hướng tăng dần khi ta tăng dần lượng dung môi đưa vào. Khi thể tích dung môi tăng lên, các phân tử tạo cao chiết càng có điều kiện thuận lợi để khuếch tán vào trong dung dịch. Tuy nhiên, lượng dung môi đạt đến một giá trị nhất định thì hiệu suất cao chiết thu được không có sự thay đổi nhiều. Ở đây, khi tỉ lệ nguyên liệu/dung môi đạt 1/10 và 1/12 thì hiệu suất cao chiết lần lượt là 47,16% và 47,21% thể hiện xu hướng giảm và chững lại. Giá trị này có ý nghĩa về mặt thống kê, hiệu suất thu cao chiết thay đổi nhưng không đáng kể khi tiếp tục lượng dung môi thêm vào. Do đó, để đảm bảo tính kinh tế và thời gian thích hợp nhất, tôi lựa chọn tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/10 cho tiến trình nghiên cứu tiếp theo.