Hoạt tính kháng khuẩn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thành phần hoá học và khả năng kháng khuẩn của cao chiết lá xoài trồng ở tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 61)

2. Kiến thức chuyên môn:

3.4.1 Hoạt tính kháng khuẩn:

Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá xoài được khảo sát bằng phương pháp đánh giá qua đường kính vòng vô khuẩn. Đường kính vòng vô khuẩn càng lớn thì hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết càng mạnh và ngược lại.

Bảng 3. 5: Đường kính vòng kháng khuẩn STT Nồng độ Đường kính vòng tròn kháng khuẩn (mm) Samonella Bacillus cereus E.

Coli Staphylococus Pseudomonas

1 Tetracylin 12 4 11 9 8

2 Ampicillin - 7 6 - 7

3 DMSO 5% - - - - -

Cao lá xoài tươi

4 1600mg/ml 4,3 4,5 5,5 5 4,3

5 800mg/ml 2,16 1,5 2,66 2,83 2,5

6 400mg/ml 1,16 1,25 1,13 1 1,25

7 200mg/ml - 0,75 0,66 0,75 0,8

Cao lá xoài khô

1 1600mg/ml 4,15 4,2 5,33 4,32 4,12

2 800mg/ml 2,12 1,33 2,60 2,75 2,13

3 400mg/ml 1,10 1,20 1,10 0,90 1,22

4 200mg/ml - 0,72 0,62 0,72 0,73

Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu

Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành CNKTHH Đồ án – Khóa 2015-2019

1 1600mg/ml 4,05 4 5,2 4,3 4,1

2 800mg/ml 2,10 1,2 2,50 2,55 2,2

3 400mg/ml 1,12 1,20 1,12 0,9 1,15

4 200mg/ml - 0,75 0,66 0,75 0,7

Chú thích: “-“ có nghĩa không có khả năng kháng khuẩn, kết quả 0,02mm

Số liệu khảo sát đường kính vòng kháng khuẩn áp dụng cho 5 loại khuẩn khá phổ biến đó là: Samonella, Bacillus cereus, E. Coli, Staphylococcus và Pseudomonas. Số liệu cung cấp về khảo sát ở điều kiện tương tự với 3 hoạt chất khác là: dạng cao chiết lá khô, dạng cao chiết lá tươi và dạng bột của cao chiết để so sánh. Kết quả khảo sát được trình bày như bảng 3.7 cho thấy tất cả 3 dạng cao chiết từ lá xoài đều có khả năng kháng các vi khuẩn đã lựa chọn và khả năng kháng khuẩn tăng dần theo nồng độ cao chiết tăng, Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái Lan khi khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao lá xoài non [hiệu quả hạ glucose

huyết của cao chiết lá xoài non (mangifera indica l.) trên chuột bệnh đái tháo đường].

Tuy nhiên, dữ liệu nêu trên cũng cho thấy dạng cao chiết thay đổi (cao hoặc bột) không làm ảnh hưởng đến độ mạnh yếu của khả năng kháng khuẩn của hợp chất do đường kính vòng tròn vô khuẩn dao động trong khoảng nhỏ. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu lá tươi cho cao chiết lá có khả năng kháng khuẩn tốt hơn, có thể do trong lá tươi có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn hơn từ hợp chất nhóm phenolic và flavonoid. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu lá khô có thể khiến hàm lượng này hao hụt bớt. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần những số liệu sâu hơn về hàm lượng phenolic tổng và flavonoid tổng.

Đối với các chủng khuẩn khác nhau, độ mạnh yếu của khả năng kháng khuẩn thể hiện khá rõ nét. Ở nồng độ thấp, 200mg/ml cao lá xoài không có khả năng kháng

Samonella, đối với các chủng khuẩn còn lại, hoạt tính kháng khuẩn cũng thể hiện yếu

không rõ ràng. Tuy nhiên, với hoạt chất thương mại như Ampicilin cũng không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn do Samonella là một chủng khuẩn tương đối mạnh. Khi

Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu

Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành CNKTHH Đồ án – Khóa 2015-2019

nồng độ cao chiết tăng lên 8 lần (1600mg/ml), độ mạnh của vòng kháng khuẩn tăng lên đáng kể, so với Ampicilin (không kháng Samonella và E. Coli) thì khả năng kháng

Bacillus cereus, Staphylococus, Pseudomonas lần lượt là 7 ± 0,3 mm, … thì khả năng

kháng khuẩn của cao chiết lá xoài đạt khoảng 60 %. So với Tetracylin (cũng có khả năng kháng 5 loại vi khuẩn) thì hoạt chất kháng khuẩn của cao lá xoài chỉ đạt khoảng 30%.

Với những dữ liệu hiện tại, hoạt tính kháng khuẩn của cao lá xoài thể hiễn rõ, đa dạng với các chủng khuẩn, tuy nhiên cần có các phương pháp thử chuyên sâu hơn để đưa ra những kết luận rõ ràng hơn.

Cao lá tươi Cao lá khô Bột lá xoài

Samonella

Bacillus cereus

Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu

Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành CNKTHH Đồ án – Khóa 2015-2019

Staphylococus

Pseudomonas

Hình 3. 9: Kết quả đo vòng kháng khuẩn

Nhận xét: Qua bảng 3.8 ta nhận thấy khả năng kháng khuẩn giảm dần từ dạng cao lá tươi, đến cao lá khô và cuối cùng là dạng bột. điều này có thể lí giải do quá trình tạo cao chiết lá khô hoặc dạng bột chúng ta sử dụng nhiệt độ quá nhiều lần làm phân huỷ, mất đi hoặc biến tính khả năng kháng khuẩn của các hợp chất thiên nhiên có trong lá, làm giảm đi tính kháng khuẩn. Bên cạnh đó, ta cũng thấy xu hướng kháng khuẩn cũng giảm theo chiều giảm của nồng độ cao chiết. Riêng với khuẩn Samonella nồng độ 200 uml/mg không thể hiện được hoạt tính kháng khuẩn. Điều này là do nồng độ của cao chiết lá quá thấp và Samonella cũng là một dòng khuẩn mạnh. Cả 3 dạng chiết đều kháng khuẩn E. Coli, Staphylococcus Aureus mạnh nhất ( > 5mm), nguyên nhân là do trong các dạng chiết này có thể đều chứa hàm lượng lớn Mangiferin, là một hợp chất có tính kháng khuẩn E. Coli và Staphylococcus Aureus mạnh với mức nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) lần lượt là 6,25mg/ml và 50 mg/ml [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thành phần hoá học và khả năng kháng khuẩn của cao chiết lá xoài trồng ở tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)