Ứng dụng marketing – mix trong kinh doanh thủy sản củacác doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 28 - 36)

1.2.2.1 Đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản

Những năm gần đây, ngành Thủy sản Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu để đạt được kết quả ấn tượng, đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia. Cụ thể, trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành Thủy sản có mức tăng cao nhất với 5,54%, do sản xuất thủy sản năm 2017 có nhiều khởi sắc so với năm 2016, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Sản lượng thuỷ sản năm 2017 đạt 7.225,0 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2016, trong đó cá đạt 5.192,4 nghìn tấn, tăng 4,8% so với năm 2016; tôm đạt 887,5 nghìn tấn, tăng 8,8% so với năm 2016.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2017 đạt 3.835,7 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2016, trong đó cá đạt 2.694,3 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm 2016; tôm đạt 723,8 nghìn tấn, tăng 10,3% so với năm 2016. Sản lượng cá tra năm 2017 đạt 1.251,3 nghìn tấn, tăng 5% so với năm 2016; sản lượng tôm sú đạt 254,9 nghìn tấn, tăng 4,4% so với

Doanh nghiệp Thị trường đầu ra

Thị trường đầu vào vàovào

năm 2016; sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 432,3 nghìn tấn, tăng 14,3% so với năm 2016.

Sản lượng thủy sản khai thác của cả nước năm 2017 đạt 3.389,3 nghìn tấn, tăng 5,1% so với năm 2016, trong đó cá đạt 2.498,1 nghìn tấn, tăng 5,4%, tôm đạt 163,7 nghìn tấn, tăng 2,6%. Sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 3.191,2 nghìn tấn, tăng 5,1%, trong đó cá đạt 2.363,8 nghìn tấn, tăng 5,4%, tôm đạt 150,2 nghìn tấn, tăng 2,8%. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2017 đạt trên 8,3 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm 2016. Đóng góp lớn nhất vào xuất khẩu thủy sản vẫn là mặt hàng tôm với mức tăng trưởng trên 21%, giá trị xuất khẩu đạt 3,8 tỷ USD. Tiếp đến là mặt hàng cá tra đạt gần 1,8 tỷ USD, dù gặp khó khăn ở nhiều thị trường lớn nhưng tổng cộng vẫn tăng gần 4% so với năm 2016. Xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc đều có khả năng chạm mức gần 600 triệu USD, tăng lần lượt 16% và 42% so với năm 2016.

Đáng chú ý, trong xuất khẩu thủy sản năm 2017, Trung Quốc đã vượt Mỹ trong top thị trường nhập khẩu cá tra và tôm của Việt Nam. Với mức tăng 37% trong năm 2017 và giá trị nhập khẩu lên đến 420 triệu USD, Trung Quốc đang dẫn đầu các thị trường mua cá tra và là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 sau Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản với giá trị 677 triệu USD, tăng trên 60% so với năm 2016.

Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2017, ngành Thủy sản Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Đó là sự cạnh tranh nguyên liệu tôm từ nước ngoài như: Ecuador, Ấn Độ, cũng như nguồn tôm, cá tuyết, cá nheo nguyên liệu của Mỹ, đến các rào cản kỹ thuật của các nhà nhập khẩu, việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong quá trình đánh bắt, khai thác...

Nguyên liệu thiếu ổn định là một hạn chế lớn của thủy sản Việt Nam trong thời gian qua. Có thời điểm giá cá tra nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao (giữa 2017) nhưng người nuôi cũng không đủ nguồn cá để cung cấp; đồng thời, khi đối mặt với những yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu, nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn ASC, BAP, HACCP và những yêu cầu khác theo Đạo luật Farmbill của Mỹ cũng không nhiều như thị trường mong đợi. Nhiều DN chế biến xuất khẩu thủy sản

cũng gặp khó khăn khi nguyên liệu cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ như nghêu, sò huyết được chứng nhận MSC lại không đủ phục vụ cho chế biến.

Bên cạnh đó, những rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn môi trường đã gây thiệt hại không ít đến ngành chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Ngay từ đầu năm 2017, con tôm Việt Nam gặp khó khăn chính từ thị trường Australia vì Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia ban bố lệnh cấm nhập khẩu tôm chưa nấu chín vào Australia. Với lệnh cấm này kéo dài trong 6 tháng đầu năm 2017 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Cho đến khi lệnh cấm này được dỡ bỏ và có hiệu lực từ ngày 6/7/2017 thì việc xuất khẩu tôm vào thị trường Australia mới khởi sắc trở lại. Cùng với đó, ngành cá tra cũng phải đối mặt với thuế chống bán phá giá của Mỹ. Mỹ là thị trường chiếm 20% giá trị xuất khẩu của cá tra Việt Nam, nhưng cũng là nơi có khả năng sản xuất cá da trơn tương tự như cá tra là cá nheo và cá tuyết.

Năm 2018, ngành Thủy sản đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị thủy sản đạt từ 5,3% - 5,8%; Tổng sản lượng thủy sản đạt từ 7 - 7,5 triệu tấn. Trong đó, nuôi tôm các loại là 750 nghìn tấn, tăng 3,6%; sản lượng cá tra đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2017. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2018 là 9 tỷ USD. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các DN và người nuôi, từ khâu giống, nuôi trồng, chế biến thì không chỉ hoàn thành kế hoạch mà ngành Thủy sản còn được kỳ vọng sẽ tạo nên cột mốc mới.

Bảng 1.1 Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2017

Chỉ tiêu Sản lượng (nghìn tấn)

% tăng/giảm so với năm 2016

Sản lượng thủy sản nuôi trồng 3.835,7 + 5,2

Sản lượng thủy sản khai thác 3.389,3 + 5,1

Sản xuất thủy sản 7.225 + 5,2

Từ khó khăn và thuận lợi trong năm 2017, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ sản phẩm tôm và sự linh hoạt xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Dự báo, xuất khẩu thủy sản năm 2018 sẽ đạt trên 8,5 tỷ USD, tăng khoảng 3% so với năm 2017.

Bên cạnh những thuận lợi, năm 2018, dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thử thách đối với ngành Thủy sản Việt Nam. Châu Âu đã áp dụng “thẻ vàng” đối với thuỷ sản Việt Nam, kiểm tra gắt gao truy xuất nguồn gốc đối với hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam. Song song với đó là quy định chống khai thác thủy, hải sản bất hợp pháp từ Mỹ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Từ phía cơ quan quản lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo, mặc dù đang có những lợi thế nhưng năm 2018, ngành Thủy sản vẫn đối mặt với nhiều thách thức, không thể chủ quan. Trong đó, diễn biến thời tiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu tiếp tục khó lường và khốc liệt; những vấn đề từ chính khâu nuôi, chế biến như dư lượng kháng sinh, tạp chất trong sản phẩm; cùng với việc các thị trường xuất khẩu vẫn còn đó những rủi ro về thuế, các chương trình thanh tra, vấn đề thẻ vàng của Ủy ban châu Âu về khai thác bất hợp pháp...

Đặc điểm nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng khắp đất nước ta và tương đối phức tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác.

Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu lạnh, sống trong môi trường nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố môi trường như thủy lý, thủy hóa, thủy sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển tốt con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với các quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định. Hơn nữa, hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường... và sinh vật có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau

đồng thời luôn có sự biến đổi khôn lường, sức lao động cùng bỏ ra như nhau nhưng chỉ gặp năm thời thiết thuận lợi (mưa thuận, gió hòa) mới có thể đạt được năng suất, sản lượng cao. Mặt khác bờ biển Việt Nam khá dài, điều kiện khí hậu thời tiết của từng vùng có sự khác nhau do đó cùng một đối tượng nuôi nhưng ở những địa phương khác nhau thì mùa vụ sản xuất khác nhau và hiệu quả kinh tế của nó cũng không giống nhau, hơn nữa mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cũng quyết định khả năng sản xuất và trình độ thâm canh của nghề nuôi trồng thủy sản. Vì vậy trong quá trình sản xuất, ngành nuôi trồng thủy sản vừa chịu sự chi phối của quy luật kinh tế. Do đó nuôi trồng thủy sản là một hoạt động sản xuất phức tạp.

Tính chất rộng khắp của ngành nuôi trồng thủy sản thể hiện nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng trung du miền núi cho đến các vùng ven biển. Ở đâu có đất đai diện tích mặt nước là ở đó có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản: từ hồ ao, sông ngòi đến đầm phá eo, vịnh... Mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau, do đó dẫn tới sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch, chính sách giá cả, đầu tư cho phù hợp với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ.

Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.

Đất đai diện tích mặt nước là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của chúng lại rất khác nhau. Trong các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là nền móng xây dựng nhà máy, công xưởng, trụ sở phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Trái lại trong môi trường nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, không có đất đai diện tích mặt nước thì chúng ta không thể tiến hành nuôi trồng thủy sản được.

Đất đai là tư liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các tư liệu sản xuất khác: diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản xuất của chúng thì không giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diện tích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn lên (tức là độ phì nhiêu, độ màu mỡ của đất đai,

diện tích mặt nước ngày một tăng), mặt khác đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng địa hình, vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước giữa các vùng thường là khác nhau. Chính vì vậy khi sử dụng đất đai, diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽ đất đai diện tích mặt nước trên cả ba măt, pháp chế, kinh tế, kĩ thuật.

Về mặt pháp chế: phải quản lý chặt chẽ các loại đất đai diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, phân vùng quy hoạch đưa vào sản xuất theo hướng thâm canh và chuyên canh.

Về mặt kĩ thuật: Cần xác định đúng đắn các đối tượng nuôi trồng, cho phù hợp với từng vùng, đồng thời cần quan tâm đến việc sử dụng, bồi dưỡng và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước.

Về mặt kinh tế: Mọi biện pháp quản lý đất đai, diện tích mặt nước phải cho năng suất cao và không ngừng được cải tạo.

Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản không những không chiếm dụng đất nông nghiệp mà còn có thể tác động trợ giúp cho sự phát triển của các ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Những năm gần đây các tỉnh thuộc vùng duyên hải Việt Nam đã áp dụng cách thức “đào ao, cải tạo ruộng” để tiến hành khai thác tổng hợp. Việc làm này không phải lấn chiếm đất canh tác mà còn tạo ra đất canh tác, coi việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản là động lực kéo theo các ngành khác cùng phát triển như: ngành trồng cây công nghiệp, ngành trồng cây ăn quả, ngành chăn nuôi gia súc và công nghiệp phụ trợ. Những bãi bồi ven biển và những vùng đất trũng phèn sau một số năm được cải tạo để nuôi trồng thủy sản đã biến thành những đồng ruộng màu mỡ, phì nhiêu có thể phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao

Trong nuôi trồng thủy sản ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đối tượng nuôi còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Vì vậy trong nuôi trồng thủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất, do đó nghề nuôi trồng thủy sản

mang tính thời vụ rõ rệt. Theo Lê-nin: “Thời gian mà lao động có tác dụng đối với sản phẩm, thời gian đó gọi là thời gian lao động, còn thời gian sản xuất tức là thời gian mà sản phẩm đang trong lĩnh vực sản xuất, nó bao hàm cả thời gian mà lao động không có tác dụng đối với sản phẩm”

Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng của các đối tượng nuôi trồng, những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản là:

- Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng khác nhau. Có thời gian đòi hỏi lao động căng thẳng, có thời gian ít căng thẳng.

- Cùng một đối tượng nuôi trồng thủy sản nhưng ở những vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau.

- Các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác nhau có mùa vụ sản xuất khác nhau.

Tính thời vụ của nuôi trồng thủy sản có xu hướng đẫn tới tính thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động, công cụ lao động và đất đai diện tích mặt nước.

Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên , thời tiết diễn biến bất thường, tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản càng gây nên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh. Để giảm bớt tính chất thời vụ trong nuôi trồng thủy sản chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

- Nghiên cứu đặc điểm địa hình, khí hậu, thời tiết từng vùng để bố trí, sắp xếp các đối tượng nuôi trồng phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai diện tích mặt nước, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật...

- Mở mang thêm ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động để thực hiện việc chuyên môn hóa sản xuất đi đôi với việc phát triển tổng hợp các ngành sản xuất trong nuôi trồng thủy sản.

- Vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt các thành tựu trong lĩnh vực sinh học như: Vận dụng quy luật tổng nhiệt cho cá đẻ tái phát dục, kỹ thuật nuôi tôm cắt mắt, kỹ thuật cấy ghép tinh cho tôm mẹ,... để tăng thời gian sản xuất trong năm.

1.2.2.2 Nội dung ứng dụng marketing – mix của các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản

Các yếu tố cơ bản của marketing - mix được đúc kết cơ bản trong 4 chữ P bao gồm: - Sản phẩm (Product):

Sản phẩm là phương tiện mà công ty dùng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)