kinh doanh
Cơ hội:
- Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủy sản ngày càng được gia tăng
Theo báo cáo Triển vọng Nông sản 2017 – 2026 của OECD FAO dự báo về ngành thủy sản giai đoạn 2017 – 2026 cho biết:
Tiêu dùng thủy sản toàn cầu được dự báo tăng 19%, tương đương 29 triệu tấn, đến năm 2026 so với giai đoạn cơ sở (trung bình 2014 – 2016).
Tiêu dùng thủy sản đầu người sẽ tăng lên ở tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Phi, nơi tăng trưởng dân số vượt mức tăng nguồn cung thủy sản làm thực phẩm. Theo đó tiêu
dùng thủy sản trên đầu người trên toàn cầu được dự báo đạt 21,6 kg đến năm 2026, tăng từ mức trung bình 20,3 kg trung bình giai đoạn 2014 – 2016.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng, khai thác thủy sản. Thái Nguyên có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 6.925ha. Trong đó có 2.285ha ao trong gia đình; 1.140ha hồ chứa nước thuỷ lợi vừa và nhỏ có thể nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh; 1.000ha ruộng cấy lúa có thể kết hợp nuôi thủy sản; 2.500ha hồ chứa Núi Cốc có thể nuôi thả, nuôi lồng và bảo tồn các giống loài thuỷ sản quý hiếm. Ngoài ra còn 12.000ha mặt nước các sông suối, có khả năng nuôi lồng, nuôi eo ngách, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước và sự hỗ trợ của các ban, ngành liên quan.
Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích cho các doanh nghiệp, đơn vị phát triển thông qua các chính sách cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, ban hành ”Quy chế hoạt động của Tổ trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp; thủy sản, thủy lợi, diêm nghiệp”, cho vay vốn phát triển kinh doanh với lãi suất ưu đãi... Từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Trung tâm Thủy sản Thái Nguyên đã triển khai hỗ trợ các mô hình phát triển thủy sản như mô hình nuôi cá tổng hợp trong ao theo hướng GAP; mô hình nuôi cá ao thâm canh sử dụng chế phẩm sinh học; mô hình nuôi cá trong hồ chứa nhỏ; nuôi cá diêu hồng trong ao; nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính đực… Đó chính là cơ sở để đẩy mạnh việc thực hiện chương trình phát triển, nuôi thủy sản hàng hóa đối với các hồ chứa thủy lợi.
- Tiềm năng thủy sản dồi dào và đây là nguồn thực phẩm được ưa chuộng
Sản lượng thủy sản khai thác mới chỉ đạt khoảng 20% sản lượng ước tính của hồ. Trước đây việc khai thác diện tích mặt nước hồ Núi Cốc vào nuôi trồng thủy sản gần như bỏ ngỏ. Hai năm trở lại đây, mỗi năm, xí nghiệp thủy sản Núi Cốc đã thả xuống lòng hồ 10 tấn cá giống.
Đặc biệt, xí nghiệp đã liên kết nuôi thả cá lồng trên lòng hồ. Hiện tại, mô hình liên kết đang chăn thả 70 lồng gồm các loài trắm, trôi, mè, chép, rô phi… Chính vì vậy, chương trình liên kết đang tiếp tục được mở rộng với quy mô hàng trăm lồng cá mới với các giống đa dạng hơn như cá chiên, cá lăng, cá nheo… Cùng với đó, việc phát triển sẽ tiếp tục được mở rộng thêm tại các hồ chứa lớn khác trên địa bàn.
- Khoa học – công nghệ đang phát triển mạnh
Thế giới đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên thế giới đang diễn ra tại nhiều nước phát triển.
Một trong những trụ cột chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này là về lĩnh vực công nghệ sinh học: Tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Đây là tiền đề giúp cho những doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả lợi ích từ khoa học – công nghệ sẽ có những bước tiến đột phá, tăng trưởng đáng kể.
Thách thức đặt ra:
- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường
Những năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến mưa lũ bất thường và ngày càng phức tạp nên đã tác động trực tiếp đến các công trình thủy lợi và hoạt động nuôi trồng thủy sản kết hợp trên mặt hồ, ao. Vào mùa mưa, để đảm bảo an toàn cho các công t nh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân vùng thượng lưu và phía hạ du của hồ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đă yêu cầu các tổ chức, cá nhân cần chủ động trong sản xuất, sinh hoạt, không thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, gieo cấy trong òng hồ và vùng bán ngập từ cao trình (+46,2 đến +48,25) m.
Tại vùng hạ du, khi mực nước hồ dâng cao, Công ty sẽ phải thực hiện điều tiết mực nước hồ qua tràn xả lũ theo quy trình với lưu lượng có thể từ (100 - 600)m3/s hoặc lớn hơn, mực nước trên Sông Công có thể dâng cao bất thường. Tiềm ẩn nguy cơ, khó kiểm soát được lượng thủy sản nuôi trồng, dễ gây thất thoát.
- An toàn, vệ sinh thực phẩm đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với thủy sản. Tiêu chuẩn về hóa chất, dư lượng kháng sinh… ngày càng khắt khe. Chính sách về bảo vệ môi trường, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững được chú trọng. Bên cạnh đó giá các yếu tố đầu vào của sản xuất như giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu, tình hình lạm phát… dẫn đến phải liên tục tăng vốn lưu động, làm giảm khả năng sinh lời. - Khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm
Mặc dù sản phẩm thủy sản của xí nghiệp đảm bảo chất lượng song khó cạnh tranh với các sản phẩm thủy sản khác ngoài tỉnh nhập về tại các chợ do chủng loại sản phẩm của xí nghiệp chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các loài truyền thống như cá trôi, mè, trắm, chép…; sản lượng chưa đạt mức bao phủ thị trường, giá cả không mang tính hấp dẫn, cạnh tranh cao.
- Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, so với các tỉnh miền núi phía Bắc, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Có tổng diện tích mặt nước ao hồ, ruộng nuôi cá là 6.925 ha. Có hệ thống trang trại sản xuất cá giống khá phát triển. Nông ngư dân các dân tộc trong tỉnh có nghề nuôi thả cá từ lâu đời, thực sự là một nghề góp phần thu nhập đáng kể trong sản xuất nông nghiệp nói chung của nhiều hộ gia đình, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái nguyên nói chung.
Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc là một doanh nghiệp nhà nước thuộc sự quản lý của Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái nguyên, có chức năng nhiệm vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản, sản xuất cá giống, cá thịt và đánh bắt cá trên hồ chứa. Tổ chức sản xuất đủ cá giống thả ra hồ và cung cấp cho các vùng trong tỉnh.
Thời gian qua xí nghiệp cũng đạt được những bước tiến nhất định như thị trường của xí nghiệp dần được mở rộng, sản lượng sản phẩm tăng dần và chất lượng ngày càng được cải thiện, uy tín của xí nghiệp đã được nhiều người biết đến hơn, tạo sự chú ý trong tâm trí khách hàng.
Tuy nhiên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thực sự còn chưa tương xứng với tiềm năng bởi nhiều lý do, trong đó có thể thấy chính sách marketing – mix của xí nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều hạn chế. Vì vậy xí nghiệp nên nghĩ đến một chiến lược dài hạn để xây dựng một nhãn hiệu đặc trưng của hồ Núi Cốc, có như vậy mới có thể nâng cao vị thế của công ty và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG MARKETING – MIX TẠI XÍ NGHIỆP THỦY SẢN NÚI CỐC