Những giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 88 - 91)

Việc đưa ra đề xuất marketing về chính sách sản phẩm dựa trên: - Nhu cầu và xu hướng tiêu dùng thủy sản

- Khả năng đáp ứng cũng như khả năng thâm nhập của xí nghiệp vào thị trường - Thị hiếu tiêu dùng

Chính sách sản phẩm của xí nghiệp cần nhấn mạnh đến: sản phẩm và các lợi ích mà nó đem đến cho người tiêu dùng, chủng loại mặt hàng thỏa mãn các nhu cầu, quyết định về bao bì đóng gói, nhãn hiệu sản phẩm.

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Khi lập kế hoạch về sản phẩm và quyết định cung ứng ra thị trường, xí nghiệp cần xem xét các mức độ của sản phẩm sẽ đem lại mức lợi ích cho khách hàng như thế nào. Lợi ích cốt lõi nhất mà thủy sản mang lại: đó là những thức ăn quan trọng cho một chế độ ăn uống khỏe mạnh vì chúng mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng. Khi tiêu dùng thủy sản, khách hàng mong muốn cảm nhận sự tươi ngon, ngọt của sản phẩm. Vì vậy trong thời gian tới xí nghiệp cần nâng cao hơn chất lượng sản phẩm, đảm bảo cung ứng đúng sản phẩm mong đợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, xí nghiệp cố gắng hoàn thiện hơn sản phẩm của các dịch vụ kèm theo.

Các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm mà xí nghiệp nên áp dụng:

- Quản lý tốt từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm luôn giữ được sự tươi ngon của sản phẩm.

- Đầu tư cho công nghệ: xí nghiệp nên ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất để có thể giữ được chất lượng vốn có của sản phẩm và kéo dài chu kì sống của sản phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm, với mục đích thỏa mãn những tiêu chuẩn và quy định của thị trường.

3.2.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm

Xí nghiệp phải đa dạng hóa các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các thị trường ngày càng tốt hơn. Hiện nay xí nghiệp chủ yếu xuất bán các mặt hàng thủy sản chưa qua sơ chế và không có các mặt hàng thủy sản có giá trị gia tăng. Trong thời gian tới, xí nghiệp nên đàu tư vào công nghệ sản xuất, thực hiện chế biến, đa dạng hóa nhiều chủng loại sản phẩm, đưa vào thị trường các mặt hàng có giá trị gia tăng cao

nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận hơn về cho đơn vị.

3.2.2.3 Bao bì, nhãn hiệu sản phẩm

Bao bì đóng gói là yếu tố gắn liền với chất lượng sản phẩm vì bao gói được sử dụng nhằm mục đích giữ vệ sinh và đề phòng sản phẩm bị hư hỏng về cơ học, tạo thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa. Bao bì còn thực hiện chức năng quảng cáo cho sản phẩm, thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm. Thông tin tối thiểu trên nhãn mác: - Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, cơ sở đóng gói

- Bản chất của sản phẩm (nếu không nhìn thấy rõ nội dung sản phẩm từ bên ngoài) - Tên loại sản phẩm

- Xuất xứ của sản phẩm - Cấp hạng sản phẩm

- Kích cỡ (ghi rõ trọng lượng tối đa và tối thiểu)

3.2.3 Đổi mới chính sách định giá

Giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của đơn vị. Vấn đề đặt ra là xí nghiệp nên đặt giá như thế nào là phù hợp?

Trong điều kiện hiện nay, mục tiêu định giá đem lại lợi nhuận cao cho xí nghiệp có vẻ là khó có khả năng đạt được. Chính vì vậy mục tiêu trước nhất cho việc định giá của xí nghiệp là giữ được thị phần, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển thị trường, mục tiêu về lâu dài là định giá thu được nhiều lợi nhuận.

Tuy nhiên, thủy sản là mặt hàng có tính đồng nhất tương đối cao vì thế quyết định về giá của xí nghiệp thường dựa vào giá trị thị trường nhưng trên cơ sở chủ động tìm biện pháp hạ thấp giá thành, có xem xét đến tính tương quan về giá, chất lượng và khả năng phản ứng về giá của các đối thủ cạnh trạnh. Vì vậy quyết định về giá của xí nghiệp phải hết sức linh hoạt, áp dụng chính sách giá khác nhau giữa các sản phẩm khác nhau.

- Giá thành sản phẩm: Với khách hàng mua thường xuyên, mua với số lượng lớn thì xí nghiệp nên dành cho họ mức giá ưu đãi hơn để thúc đẩy việc mua hàng và duy trì mối quan hệ kinh doanh với họ.

- Mối quan hệ giữa chính sách giá với các yếu còn lại của Marketing – mix

Quyết định về giá của xí nghiệp cần được gắn với các yếu tố khác của Marketing-mix đó là: sản phẩm, phân phối, xúc tiến hỗn hợp.

Định giá liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất các loại sản phẩm thủy sản, đến việc đổi mới cải tiến mẫu mã, bao bì của sản phẩm. Thông qua tăng cường các hoạt động này có thể làm tăng chi phí của sản phẩm nhưng giúp xí nghiệp có thể đạt mức giá cao hơn, thâm nhập và phát triển các thị trường, tìm cách theo đuổi chiến lược giá cao - chất lượng cao vì thủy sản được tiêu dùng nhiều ở những thị trường có đời sống cao.

Các kênh phân phối được sử dụng cũng tác động tới chính sách giá cao, kênh phân phối càng dài thì chi phí càng lớn. Các chi phí này bao gồm khoản chênh lệch lợi nhuận của trung gian phân phối, các chi phí cho việc khuyến khích hỗ trợ, các trung gian này tham gia vào kênh, chi phí vận chuyển, kho bãi. Vì vậy xí nghiệp cần quan tâm đến kênh phân phối của mình đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm chi phí.

Giá bán còn phụ thuộc vào cách thức bán hàng và các dịch vụ đi kèm, xí nghiệp nên đảm bảo dịch vụ bán hàng tốt, giao hàng nhanh chóng, thuận lợi để có thể đạt mức giá cao hơn. Tuy việc tập trung vào các hoạt động quảng bá có thể làm tăng chi phí nhưng có thể nâng cao được hình ảnh của xí nghiệp trong tâm trí khách hàng, điều này rất có lợi trong việc chủ động đặt giá của xí nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)