Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 58 - 76)

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên của hồ thủy sản Núi Cốc

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, so với các tỉnh miền núi phía Bắc, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Có tổng diện tích mặt nước ao hồ, ruộng nuôi cá là 6.925 ha. Có hệ thống trang trại sản xuất cá giống khá phát triển. Nông ngư dân các dân tộc trong tỉnh có nghề nuôi thả cá từ lâu đời, thực sự là một nghề góp phần thu nhập đáng kể trong sản xuất nông nghiệp nói chung của nhiều hộ gia đình, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái nguyên nói chung.

Hồ chứa nước Núi Cốc nằm trong 2 huyện Đại Từ và Thành phố Thái nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên, bao gồm phạm vi các xã: Hùng Sơn, Tân Thái, Vạn Thọ, Lục Ba (Đại Từ), Phúc Thọ, Phúc Trìu (Thành phố Thái Nguyên). Được Bộ Thủy lợi khảo sát và thiết kế vào năm 1967. Quý I năm 1973 chính thức khởi công và hoàn thành vào năm 1977. Hồ có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:

- Diện tích hồ ở cao trình 46,2 (ở mức bình thường), 2.580 ha. - Diện tích hồ ở cao trình 32 (cốt nước chết) 355 ha.

- Chiều dài trung bình của hồ 7km, chiều rộng trung bình của hồ 6km.

Diện tích hữu ích nuôi thả cá 2.000ha. Ngoài hồ lớn ra Xí nghiệp còn có ao sản xuất tập trung, diện tích 14ha (ứng với cốt nước 42,6), thuộc xóm Thổ Hồng. Ao nuôi cá giống Xuân Đô diện tích nuôi thả cá 23ha (ứng với cốt nước 46,2) thuộc xóm Xuân Đô. Ao nuôi vỗ các bố mẹ và ưng san bột cá có diện tích 18,4ha, hệ thống bể ấp, bể đẻ, hệ thống đập dạng kênh dẫn nước tự chảy đã được kiên cố hóa, khu đất trồng trọt phục vụ chăn nuôi với 50ha.

Qua điều tra những tài liệu được ghi chép, Xí nghiệp hàng năm đã theo dõi và ước tính nguồn lợi thủy sản trong Hồ Núi Cốc như sau:

Bảng 2.1 Sản lượng thủy sản ước tính của Hồ Núi Cốc giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: kg

STT Tên cá Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Cá chép 24.808 27.909 31.010 2 Cá trôi 17.366 19.536 21.707 3 Cá trắm (trắm đen, trắm cỏ) 12.307 13.905 15.505 4 Cá mè 12.404 13.955 15.570 5 Cá Nheo 24.808 27.909 31.010 6 Cá rô phi 17.366 19.536 21.707 7 Cá tép dầu, mương, mần (cá tự nhiên) 119.078 133.963 148.848 8 Tôm 12.404 13.955 15.505 9 Ba ba 2.481 2.791 3.101 10 Cá khác 4.962 5.582 6.202 Tổng 247.984 279.041 310.165

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật XN)

Qua bảng thống kê trên, ta thấy lượng cá thả bổ sung chiếm khoảng 27% tổng nguồn lợi của hồ. Các loại cá tự nhiên như: cá tép dầu, cá mương, cá mần, cá nheo, rô phi chiếm 65% tổng nguồn lợi của hồ. Ngoài ra cá loài khác như tôm, ba ba chiếm 8% tổng nguồn lợi của hồ.

Để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ hồ, năm 2011 Công ty TNHH một thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên được UBND tỉnh giao bổ sung quản lý, phát triển và khai thác nguồn lợi thủy sản từ Hồ Núi Cốc. Năm 2012, Công ty TNHH một

thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên đã thả được trên 10 tấn cá giống các loại: Cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm… xuống Hồ Núi Cốc, nguồn giống lấy từ Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc. Công ty đã xây dựng kế hoạch mỗi năm sẽ thả xuống hồ khoảng 10-20 tấn cá giống các loại. Mục tiêu sau bốn năm nguồn lợi thủy sản từ Hồ Núi Cốc sẽ phát triển cho sản lượng khoảng trên 350 tấn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc

Tên gọi: Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc MST: 4600106301

Địa điểm: Xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thủy sản.

Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc được thành lập ngày 21/6/1976 được Nhà nước phê duyệt tại Quyết định 158 TTCP của Thủ tướng chính phủ. Lúc này có tên là Ban kiến thiết Hồ Núi Cốc chịu sự quản lý trực tiếp của Cục nuôi cá nước ngọt thuộc Bộ Hải sản, sau chuyển sang Ủy ban Nông nghiệp Trung Ương. Với nhiệm vụ tổ chức xây dựng các công trình sản xuất, nuôi thả cá, khai thác và quản lý toàn bộ nguồn lợi thủy sản vùng Hồ Núi Cốc. Với tổng vốn ban đầu 4,2 triệu đồng (sau bổ sung thành 7,7 triệu đồng theo quyết định 3204 TTg ngày 20/11/1977 của Thủ tướng Chính phủ).

Sau 3 năm xây dựng những công trình chủ yếu cho nuôi thả và khai thác cá các công trình dưới ngập nước cơ bản đã hoàn thành. Tháng 8 năm 1978, các công trình về nghề cá đã từng bước đi vào vận hành có hiệu quả. Năm 1980, Xí nghiệp đã đi vào sản xuất và định hình.

Tháng 6 năm 1980, Bộ Thủy sản đã bàn giao Quốc Doanh thủy sản Núi Cốc về Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, đơn vị đổi tên thành Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc và chịu sự chỉ đạo của Công ty Nông nghiệp Bắc Thái. Tháng 5 năm 1983 Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc lại được chuyển giao cho Công ty Thủy sản Bắc Thái quản lý. Nhưng từ tháng 7/1995 đến nay Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết định đổi tên Xí nghiệp Thủy sản Núi cốc thành Trạm Thủy sản Núi Cốc dưới sự quản lý của Công ty vật tư

nông nghiệp tỉnh Thái nguyên. Đến tháng 7 năm 2004 Trạm thủy sản Núi Cốc chuyển từ Công ty CPVTNNN Thái Nguyên chuyển sang Trung tâm thủy sản Thái Nguyên quản lý. Đến tháng 10 năm 2012 Trạm thủy sản Núi Cốc chuyển từ Trung tâm Thủy sản Thái Nguyên sang Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc. Từ năm 1976 đến nay Trạm thủy sản Núi Cốc đang ngày một phát triển góp phần xây dựng một xã hội văn minh hơn cho vùng Núi Cốc nói riêng và cho tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Xí Nghiệp thủy sản Núi Cốc là đơn vị sản xuất thủy sản, sản xuất cá giống, nuôi cá thịt và đánh bắt cá ở các hồ chứa... điều kiện sản xuất còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên, đặc biệt nguồn nước nuôi cá và phục vụ cá để nhân tạo trong quản lý sản xuất trạm thực hiện theo phương pháp giảm khoán sản xuất ngoài hồ (bảo vệ và đánh bắt cá) khoán thu, khoán chi. Sản xuất cá bột, cá giống, khoán sản lượng doanh thu và chi phí. Nuôi cá thịt khoán đến người lao động từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc là một doanh nghiệp nhà nước thuộc sự quản lý của Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái nguyên, có chức năng nhiệm vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản, sản xuất cá giống, cá thịt và đánh bắt cá trên hồ chứa. Tổ chức sản xuất đủ cá giống thả ra hồ và cung cấp cho các vùng trong tỉnh. Khai thác cá thịt để hàng năm phục vụ cho nhân dân trong tỉnh từ 100 – 200 tấn cá thịt.

Trải qua rất nhiều thăng trầm, đặc biệt là qua nhiều lần giao đi chuyển lại giữa các cơ quan chủ quản: từ Cục nuôi cá của Bộ Thủy sản đến Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, đến Sở nông nghiệp, đến Công ty thủy sản, đến Công ty vật tư dịch vụ nông lâm ngư nghiệp... lại chịu sự cạnh tranh rất khắc nghiệt của cơ chế thị trường nhưng Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc vẫn duy trì và dần đi vào ổn định. Hiện nay Xí nghiệp là một tổ chức doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng... hoạt động theo điều lệ Doanh nghiệp nhà nước.

Thực hiện đúng công cụ của Đảng và Nhà nước trên mặt trận cung cấp thực phẩm tiêu dùng cho cả cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, tạo ra con giống (đặc biệt là giống mới) nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Thủy sản.

2.1.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc

qua nhiều công đoạn khác nhau, địa bàn hoạt động của trạm rộng, khó khăn cho việc quản lý. Căn cứ vào tính chất của công việc nuôi trồng thủy sản, bộ máy quản lý của xí nghiệp thời gian gần đây đã được tinh giảm gọn nhẹ và có hiệu quả. Được phân chia theo sơ đồ sau:

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính XN)

Chức năng của các phòng, ban trong Xí nghiệp:

Giám đốc XN:

Lãnh đạo, điều hành chung công việc của toàn Xí nghiệp là người quyết định cuối cùng về mọi hoạt động của Xí nghiệp. Chịu trách nhiệm trước Công ty, pháp luật và Nhà Nước về mọi hoạt động của Xí nghiệp. Đảm bảo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như việc quản lý về nhân sự, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Phó giám đốc XN:

- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của Xí nghiệp theo sự phân công của Giám đốc;

- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

Phòng Tổ chức hành chính: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH – KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH ĐỘI SẢN XUẤT

Tham mưu cho Ban giám đốc Xí nghiệp về: - Tổ chức bộ máy và mạng lưới

- Quản trị nhân sự - Quản trị văn phòng

- Công tác bảo vệ, an toàn và vệ sinh môi trường .

Phòng Kế hoạch kỹ thuật:

Tham mưu cho Ban Giám đốc Xí nghiệp về:

- Công tác kế hoạch và chiến lược phát triển Xí nghiệp - Công tác quản lý kỹ thuật

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị trong Xí nghiệp - Trực tiếp kinh doanh các mặt hàng chủ đạo

Phòng Kế toán tài chính:

Tham mưu cho Ban giám đốc Xí nghiệp trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán - Tín dụng của Xí nghiệp:

- Kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Xí nghiệp theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty, Xí nghiệp.

- Quản lý chi phí của Xí nghiệp.

Bảng 2.2 Nguồn nhân lực của Xí nghiệp năm 2017

Lĩnh vực

Lao động Nam Lao động Nữ Tổng số Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Khai thác 10 38,4 7 36,8 17 37,7 Nuôi trồng 16 61,6 12 63,2 28 62,3 Tổng 26 100 19 100 45 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính XN)

Theo kết quả nghiên cứu, cơ cấu lao động của Xí nghiệp cho thấy: Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc hiện tại có 45 lao động, trong đó nam giới có 26 người chiếm 57,78%, nữ giới gồm 19 người chiếm 42,22% tổng số lao động. Lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Như vậy, trong nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản tại xí nghiệp thủy sản Núi Cốc nam giới chiếm tỷ lệ lớn hơn. Đặc biệt đối với lĩnh vực khai thác thủy sản bởi vì ngành này cần yếu tố lao động có sức khỏe tốt và dẻo dai. Ngoài ra, tỷ lệ chênh lệch lao động giữa lĩnh vực khai thác và nuôi trồng là khá cao, số lao động trong nuôi trồng có số lượng gấp khoảng 1,65 lần lao động trong khai thác. Điều này cho thấy, xí nghiệp đã chú trọng đến nuôi trồng thủy sản nhằm tăng suất chứ không khai thác triệt để nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Xí nghiệp vẫn còn một số người lao động chỉ với trình độ phổ thông, dựa vào kinh nghiệm và đa phần là lớn tuổi nên khả năng tiếp cận công nghệ, kiến thức mới còn hạn chế. Chính vì thế, những năm qua Xí nghiệp luôn tổ chức các cuộc tập huấn nhằm nâng cao tay nghề, khả năng tiếp thu kiến thức mới cho người lao động.

Bảng 2.3 Cơ cấu trình độ chuyên môn và lý luận của cán bộ, công nhân viên xí nghiệp thủy sản Núi Cốc

Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%) Trình độ chuyên môn: + Đại học: 7 15,50 + Cao đẳng: 0

+ Trung cấp và công nhân kỹ thuật: 30 66,66

+ Chưa qua đào tạo 8 17,70

Trình độ lý luận:

+ Trung cấp lý luận chính trị 1 2,20

+ Tổng số Đảng viên của đơn vị 13 28,80

Tổng 45 100,00

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính XN)

Đa số người lao động tại Xí nghiệp có đức tính cần cù, chịu khó để tìm kiếm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, phần lớn các hộ đều có thu nhập chưa cao, trình độ tay nghề còn thấp. Qua biểu đồ, ta có thể thấy tỷ lệ lao động trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 60,66%. Số lao động này, tuy có một số kinh nghiệm lâu năm trong nghề nhưng lại chưa thường xuyên tiếp cận những kiến thức mới về chuyên môn cũng như các kiến thức chung khác. Chính vì vậy, một trong những nội dung cấp thiết nhằm tăng cường công tác quản lý của Xí nghiệp là nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động.

Theo cơ cấu, Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc có bộ máy quản lý gồm: Giám đốc, phó giám đốc, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch – kỹ thuật, phòng kế toán – tài chính và

các đội sản xuất. Tất cả những vị trí thuộc phòng ban trên đều là những lao động có trình độ đại học, được đào tạo theo đúng chuyên môn và nghiệp vụ.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc trong giai đoạn 2014-2017

Kết quả khai thác thủy sản

Theo số liệu từ bảng dưới đây, sản lượng của xí nghiệp nhìn chung tăng đều qua các năm. Bình quân tốc độ tăng trưởng về sản lượng là khá cao, điều này cho thấy xí nghiệp đã chú trọng việc tăng năng suất nuôi trồng, khai thác từ đó tăng sản lượng đầu ra trên mỗi loại sản phẩm và đồng thời xí nghiệp cũng tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản bởi các tác động bên ngoài như (thiên tai, đánh bắt trộm,…).

Bảng 2.4 Sản lượng thủy sản khai thác chính tại Hồ Núi Cốc giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: kg Loại thủy sản Sản lượng Tỷ lệ (%) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ Cá Trắm đen thịt 7400 6932 8389 93,7 121,0 108,0 Cá Rô Thịt 23860 23506 27960 99,0 119,0 109,0 Cá Chép thịt 3670 3964 4381 108,0 111,0 109,5 Cá trôi 5750 3648 5010 63,0 137,0 100,0 Cá mè 3430 3920 3982 114,0 102,0 108,0 Các loại cá khác 10000 10509 12823 105,0 122,0 113,5 Tổng 54110 52479 62545 97,0 119,2 108,1 (Nguồn: Phòng KH – KT XN)

Như vậy có thể thấy sản lượng khai thác của Xí nghiệp hàng năm chiếm 20-21% tổng nguồn lợi của hồ. Điều này cho thấy việc khai thác chưa thực sự hiệu quả. Trong thời

gian tới Xí nghiệp cần có những kế hoạch cụ thể để nâng cao sản lượng khai thác thủy sản của hồ, bên cạnh đó vẫn bảo tồn được nguồn lợi tự nhiên của hồ.

Theo kế hoạch của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc, trước đây việc khai thác diện tích mặt nước hồ Núi Cốc vào nuôi trồng thủy sản gần như bỏ ngỏ. Hai năm trở lại đây, mỗi năm, đơn vị đã thả xuống lòng hồ 10 tấn cá giống. Chính vì vậy, thu nhập và chất lượng đời sống của người lao động trong xí nghiệp cũng ngày được nâng cao.

Kết quả nuôi trồng thủy sản

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của hồ, đặc tính của loài thì mỗi năm Xí nghiệp thả 1-2 đợt cá giống xuống hồ. Lượng cá thả xuống hồ gồm 4 loài chính: trắm 40%, mè 30%, chép + trôi: 30%.

Bảng 2.5 Số lượng cá giống thả vào Hồ Núi Cốc

ĐVT: kg

Giống cá Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Mẫu thả

Cá Trắm 3.216 4.250 6.020 60 con/kg

Cá Mè 2.210 2.630 5.370 60 con/kg

Cá Chép + Trôi 2.615 3.120 3.610 60 con/kg

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 58 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)