Những điểm mạnh và điểm yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 80 - 81)

Về điểm mạnh:

Mặc dù hoạt động marketing chưa được thực hiện một cách có bài bản nhưng trong thời gian qua xí nghiệp cũng đạt được những bước tiến nhất định:

- Thị trường của xí nghiệp dần được mở rộng. Sau quá trình tái cơ cấu, ổn định tổ chức, từng bước đi vào sản xuất, hình thành nên các thị trường tiềm năng, có lượng khách hàng nhất định, đến nay xí nghiệp không chỉ phục vụ cho nhu cầu thị trường trong tỉnh mà còn mở rộng ra các tỉnh, vùng lân cận như Bắc Kan, Hà Giang, Tuyên Quang...Góp phần gia tăng doanh thu bán hàng qua từng năm, thu nhập của CBCNV năm sau luôn cao hơn năm trước.

- Sản lượng sản phẩm tăng dần và chất lượng ngày càng được cải thiện, nâng cao nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng.

- Có mạng lưới khách hàng nhất định, chưa nhiều nhưng hàng năm đều có thêm bạn hàng, thị trường mới.

- Giá bán của xí nghiệp mang tính cạnh tranh.

- Sau khi được tái cơ cấu, uy tín của xí nghiệp đã được nhiều người biết đến hơn, tạo sự chú ý trong tâm trí khách hàng.

Về điểm yếu:

Bên cạnh một số điểm mạnh thì hoạt động marketing của xí nghiệp còn có nhiều hạn chế như sau:

- Hoạt động marketing diễn ra một cách rời rạc, chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tính hệ thống. Xí nghiệp chỉ mới chú trọng đến sản xuất, đồng nhất hoạt động marketing chỉ là hoạt động bán ra những sản phẩm mà mình có. Chưa có phòng ban chuyên trách về marketing, vì vậy hầu hết các hoạt động đều mang tính tình thế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ mang tính chiến lược. Hoạt động quảng bá vẫn còn rất yếu và chưa có sự đầu tư đúng mức về công tác này.

- Công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường mang tính chất thụ động.

- Các yếu tố marketing – mix chưa phát huy hết tác dụng của nó, chất lượng sản phẩm tuy dần được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng của khách hàng, chủng loại mặt hàng nghèo nàn, ít hấp dẫn. Chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống như cá trôi, mè, trắm, chép... chưa qua sơ chế, chế biến. Giá trị gia tăng của sản phẩm không có.

- Hệ thống phân phối chưa chủ động, hợp lý và chính sách xúc tiến chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức.

Như vậy song song với những ưu điểm và thành tựu đạt được thì xí nghiệp vẫn còn tồn đọng những yếu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy xí nghiệp cần phải khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 80 - 81)