Kinh nghiệm ứng dụng marketing – mix trong hoạt động kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 53)

cơ cấu và nguồn thông điệp. Các thông điệp về sản phẩm trong chiến dịch chiêu thị không nên mâu thuẫn với nội dung đã xác định trong chiến dịch định vị. Một sản phẩm thủy sản cao cấp, nhiều dinh dưỡng, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn không nên được quảng cáo như là một sản phẩm có giá rẻ nhất trên thị trường vì trong tâm thức khách hàng, sản phẩm giá rẻ thường đi kèm với chất lượng thấp.

Bước 6: Dự trù chi phí

Sau khi đã lập kế hoạch cho chiến dịch chiêu thị, doanh nghiệp cũng sẽ phải dự trù ngân sách để thực hiện thành công chiến dịch. Bảng dự trù ngân sách cũng phải phân bổ cụ thể cho các thị trường khác nhau và từng hình thức chiêu thị. Tuy nhiên, chi phí cho chiêu thị phải nằm trong khả năng chịu đựng của doanh nghiệp và trong các qui định, chính sách hiện hành của Nhà nước và các cấp chính quyền.

Bước 7: Đo lường hiệu quả

Với những kênh truyền thông marketing, kế hoạch chiêu thị cần được thể hiện trên những văn bản nêu rõ các phân tích tính huống, mô hình mẫu, bảng biểu thời gian để đạt được sự liên kết hiệu quả của chiêu thị trong mô hình marketing phức hợp của doanh nghiệp.

Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định cách đo lường hiệu quả của chương trình chiêu thị. Việc đo lường hiệu quả phụ thuộc vào các mục tiêu đã được hoạch định và dựa vào tất cả thông tin thu thập được từ thị trường mục tiêu, từ khách hàng xem họ đạt được hoặc không hài lòng về thông điệp của chương trình, họ nhớ gì về thông điệp, cảm nhận thông điệp như thế nào, và hành vi phản hồi của họ là gì một khi họ bị tác động bởi thông điệp được chuyển đến thông qua chương trình chiêu thị.

1.4 Kinh nghiệm ứng dụng marketing – mix trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp

Hoạt động marketing của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish)

Hiện nay, số lượng khách hàng của Agifish là 40 doanh nghiệp, các khách hàng này đã gắn bó với công ty trong một thời gian dài nên mặc dù có những biến động và ảnh hưởng của môi trường bên ngoài hay vụ tranh chấp về thương hiệu cá Basa và cá Tra vừa rồi tại thị trường Mỹ nhưng sản lượng xuất khẩu của Agifish vào các thị trường này không bị biến động đáng kể.

Do tính chất của lĩnh vực kinh doanh, hoạt động Marketing hiện nay chủ yếu là do Ban Tổng Giám đốc và phòng sales đảm nhiệm. Phòng sales có thuê 1 chuyên gia nước ngoài luôn quan tâm và chăm sóc khách hàng.

Phương thức Marketing mà Công ty đang áp dụng là kết hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tham dự các hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm các cơ hội mua bán. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện tìm kiếm khách hàng qua báo đài, mạng Internet và sự giới thiệu của các doanh nghiệp trong ngành, của bạn hàng. Đối với những thị trường mới, Công ty thường sử dụng những kênh phân phối có sẵn.

Công ty đã cải tiến thay đổi một số mẫu mã bao bì với hình thức đẹp hơn, trang nhã hơn để thu hút người tiêu dùng.

Khi tiến hành tham gia thị trường nội địa Công ty đã đi tìm đơn vị tư vấn, gặp chuyên gia và những người am hiểu thị trường, hỏi ý kiến các giám đốc siêu thị, thuê một công ty nghiên cứu thị trường để điều tra nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Việt Nam. Công ty Agifish đã mở được 3 tổng đại lý ở 3 vùng trong cả nước với mức tiêu thụ bình quân 60 tấn/tháng; và từ các tổng đại lý sẽ phân phối sản phẩm ra hàng chục điểm lẻ phân phối bán lẻ tại các siêu thị và chợ đầu mối. Công ty còn hợp đồng với Công ty vận tải lạnh An Giang để đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa của mình.

Công ty đã thiết lập website riêng đưa thông tin lên mạng internet, kịp thời đáp ứng các nhu cầu của khách hàng bằng các phương tiện thông tin hiện đại như: điện thoại, thư điện tử, Fax..., đồng thời cộng tác với website của tỉnh về thông tin ngành.

Quảng cáo trên tạp chí truyền hình VTV, trên cẩm nang du lịch An Giang; Báo điện tử thuonghieuviet.com.vn;

Báo Sài Gòn tiếp thị dịp cuối năm;

Quảng cáo trên SHOW DIRECTORY của Vasep;

Quảng cáo trên truyền hình địa phương như Quảng Ngãi, An Giang, Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đà Nẵng…nơi có Tổng đại lý của công ty;

Áp dụng chương trình khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng khu vực phía Bắc;

Năm 2016, chi phí cho hoạt động marketing khoảng 3 tỷ, tùy vào tình hình biến động của thị trường mà công ty có những kế hoạch khuyến mãi đối với các đại lý, cửa hàng, nhà hàng,…của công ty.

Với sự nổ lực cố gắng của bộ phận marketing mà trong năm qua sản phẩm của Công ty đã có mặt ở thị trường nội địa và tạo được thương hiệu mạnh, khách hàng biết đến Công ty Agifish với sản phẩm cá tra, cá basa.

Hoạt động marketing của Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng (Seafish) Sản phẩm (Product):

- Chủ yếu là mặt hàng tôm, mực, cá các loại đã qua sơ chế đóng hộp. Ngoài ra thì còn chế biến thuỷ sản khô nên người tiêu dùng thuận tiện trong việc chế biến thức ăn nhanh không cần qua sơ chế.

- Người dùng có thể yên tâm về sản phẩm đông lạnh được chế biến từ nguồn nguyên liệu sạch và được khử trùng qua các khâu.

- Sản phẩm tươi ngon, bổ dưỡng, an toàn, tiện dụng

- Cách hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

- Mặt hàng tôm bóc vỏ ướp đá hoặc đông lạnh vẫn là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng, tập trung tiêu thụ nhiều hơn các chủng loại tôm cỡ nhỏ, giá rẻ và những chủng

loại tôm có giá trị gia tăng như đã chế biến sẵn rất tiện lợi, tốn ít thời gian chế biến. Tôm dành cho bữa ăn trưa, ăn tối nhanh và ăn liền tại chỗ.

Giá bán (Price): Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound (pound ≈ 0,45 kg) và 36-40 con/pound. Ngoài ra, tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều. Thị trường tôm có xu hướng rất rõ ràng theo yêu cầu về sức khỏe và thuận lợi cho người tiêu dùng.

Phân phối (Place): Có một sự khác biệt rất lớn giữa các sản phẩm đã có nhãn mác và nhãn hiệu riêng biệt. Tôm đã có nhãn mác đặc biệt rất quan trọng trong phân khúc sản phẩm đông lạnh và đã được chế biến.

Các thương hiệu có thế mạnh trong nước như tôm đông lạnh sẽ được mua nhiều trong các siêu thị, trong các hệ thống cung ứng nhà hàng. Nói chung, các sản phẩm của các quốc gia đang phát triển được bán ở các chuỗi hệ thống bán lẻ dưới thương hiệu của các công ty và tập đoàn lớn.

Các chuỗi siêu thị lớn đang ngày càng có yêu cầu cao về tôm đóng gói sẵn hoặc được đóng gói trong thành những khẩu phần thức ăn nhỏ dành cho những hộ gia đình ít người. Xu hướng này có khả năng dẫn đến gia tăng khối lượng tiêu thụ. Các siêu thị cũng có nhu cầu cao về sản phẩm tôm đông lạnh đóng gói sẵn. Việc phát triển kỹ thuật đóng gói và làm lạnh mới (như đóng gói chân không) đem lại hiệu quả cao trong việc kéo dài thêm hạn sử dụng.

Hình 1.4 Kênh phân phối của Seafish

Xúc tiến (Promotion):

- Duy trì sản xuất ổn định và kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng.

Công ty Siêu thị, hệ thống cung ứng nhà hàng

- Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng: giao hàng đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm cao và bảo đảm chính xác theo hợp đồng.

- Quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên website.

- Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những thị trường mới và thị trường chất lượng cao thông qua các hội chợ thủy sản quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Marketing là hoạt động có phạm vi rất rộng. Bản chất của Marketing là giao dịch, trao đổi nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Do đó, hoạt động Marketing xuất hiện bất kỳ nơi nào khi một đơn vị xã hội (cá nhân hay tổ chức) cố gắng trao đổi cái gì đó có giá trị với một đơn vị xã hội khác.

Ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh đang là xu hướng mà các nhà quản trị hướng tới. Sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động marketing đem lại lợi ích và sự phát triển bền vững trong kinh doanh, là tất yếu trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, marketing mix được hiểu là một tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong thị trường đã chọn, thường gồm 4P đó là: Product (Sản phẩm); Price (Giá); Place (Phân phối); Promotion (Xúc tiến hỗn hợp).

Để cạnh tranh một cách có hiệu quả, các nhà quản trị trong các doanh nghiệp thủy sản cần phải phân biệt được các yếu tố ảnh hưởng đến việc bán sản phẩm với các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Thị phần sản phẩm của một doanh nghiệp thủy sản có thể được gia tăng thông qua việc quản trị marketing hữu hiệu bằng cách thực hiện riêng lẻ hay kết hợp các chiến lược marketing được xây dựng dựa trên các thành phần cơ bản của marketing - mix.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING – MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP THỦY SẢN NÚI CỐC 2.1 Khái quát về Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc

2.1.1 Giới thiệu chung

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên của hồ thủy sản Núi Cốc

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, so với các tỉnh miền núi phía Bắc, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Có tổng diện tích mặt nước ao hồ, ruộng nuôi cá là 6.925 ha. Có hệ thống trang trại sản xuất cá giống khá phát triển. Nông ngư dân các dân tộc trong tỉnh có nghề nuôi thả cá từ lâu đời, thực sự là một nghề góp phần thu nhập đáng kể trong sản xuất nông nghiệp nói chung của nhiều hộ gia đình, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái nguyên nói chung.

Hồ chứa nước Núi Cốc nằm trong 2 huyện Đại Từ và Thành phố Thái nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên, bao gồm phạm vi các xã: Hùng Sơn, Tân Thái, Vạn Thọ, Lục Ba (Đại Từ), Phúc Thọ, Phúc Trìu (Thành phố Thái Nguyên). Được Bộ Thủy lợi khảo sát và thiết kế vào năm 1967. Quý I năm 1973 chính thức khởi công và hoàn thành vào năm 1977. Hồ có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:

- Diện tích hồ ở cao trình 46,2 (ở mức bình thường), 2.580 ha. - Diện tích hồ ở cao trình 32 (cốt nước chết) 355 ha.

- Chiều dài trung bình của hồ 7km, chiều rộng trung bình của hồ 6km.

Diện tích hữu ích nuôi thả cá 2.000ha. Ngoài hồ lớn ra Xí nghiệp còn có ao sản xuất tập trung, diện tích 14ha (ứng với cốt nước 42,6), thuộc xóm Thổ Hồng. Ao nuôi cá giống Xuân Đô diện tích nuôi thả cá 23ha (ứng với cốt nước 46,2) thuộc xóm Xuân Đô. Ao nuôi vỗ các bố mẹ và ưng san bột cá có diện tích 18,4ha, hệ thống bể ấp, bể đẻ, hệ thống đập dạng kênh dẫn nước tự chảy đã được kiên cố hóa, khu đất trồng trọt phục vụ chăn nuôi với 50ha.

Qua điều tra những tài liệu được ghi chép, Xí nghiệp hàng năm đã theo dõi và ước tính nguồn lợi thủy sản trong Hồ Núi Cốc như sau:

Bảng 2.1 Sản lượng thủy sản ước tính của Hồ Núi Cốc giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: kg

STT Tên cá Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Cá chép 24.808 27.909 31.010 2 Cá trôi 17.366 19.536 21.707 3 Cá trắm (trắm đen, trắm cỏ) 12.307 13.905 15.505 4 Cá mè 12.404 13.955 15.570 5 Cá Nheo 24.808 27.909 31.010 6 Cá rô phi 17.366 19.536 21.707 7 Cá tép dầu, mương, mần (cá tự nhiên) 119.078 133.963 148.848 8 Tôm 12.404 13.955 15.505 9 Ba ba 2.481 2.791 3.101 10 Cá khác 4.962 5.582 6.202 Tổng 247.984 279.041 310.165

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật XN)

Qua bảng thống kê trên, ta thấy lượng cá thả bổ sung chiếm khoảng 27% tổng nguồn lợi của hồ. Các loại cá tự nhiên như: cá tép dầu, cá mương, cá mần, cá nheo, rô phi chiếm 65% tổng nguồn lợi của hồ. Ngoài ra cá loài khác như tôm, ba ba chiếm 8% tổng nguồn lợi của hồ.

Để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ hồ, năm 2011 Công ty TNHH một thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên được UBND tỉnh giao bổ sung quản lý, phát triển và khai thác nguồn lợi thủy sản từ Hồ Núi Cốc. Năm 2012, Công ty TNHH một

thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên đã thả được trên 10 tấn cá giống các loại: Cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm… xuống Hồ Núi Cốc, nguồn giống lấy từ Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc. Công ty đã xây dựng kế hoạch mỗi năm sẽ thả xuống hồ khoảng 10-20 tấn cá giống các loại. Mục tiêu sau bốn năm nguồn lợi thủy sản từ Hồ Núi Cốc sẽ phát triển cho sản lượng khoảng trên 350 tấn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc

Tên gọi: Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc MST: 4600106301

Địa điểm: Xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thủy sản.

Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc được thành lập ngày 21/6/1976 được Nhà nước phê duyệt tại Quyết định 158 TTCP của Thủ tướng chính phủ. Lúc này có tên là Ban kiến thiết Hồ Núi Cốc chịu sự quản lý trực tiếp của Cục nuôi cá nước ngọt thuộc Bộ Hải sản, sau chuyển sang Ủy ban Nông nghiệp Trung Ương. Với nhiệm vụ tổ chức xây dựng các công trình sản xuất, nuôi thả cá, khai thác và quản lý toàn bộ nguồn lợi thủy sản vùng Hồ Núi Cốc. Với tổng vốn ban đầu 4,2 triệu đồng (sau bổ sung thành 7,7 triệu đồng theo quyết định 3204 TTg ngày 20/11/1977 của Thủ tướng Chính phủ).

Sau 3 năm xây dựng những công trình chủ yếu cho nuôi thả và khai thác cá các công trình dưới ngập nước cơ bản đã hoàn thành. Tháng 8 năm 1978, các công trình về nghề cá đã từng bước đi vào vận hành có hiệu quả. Năm 1980, Xí nghiệp đã đi vào sản xuất và định hình.

Tháng 6 năm 1980, Bộ Thủy sản đã bàn giao Quốc Doanh thủy sản Núi Cốc về Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, đơn vị đổi tên thành Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc và chịu sự chỉ đạo của Công ty Nông nghiệp Bắc Thái. Tháng 5 năm 1983 Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc lại được chuyển giao cho Công ty Thủy sản Bắc Thái quản lý. Nhưng từ tháng 7/1995 đến nay Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết định đổi tên Xí nghiệp Thủy sản Núi cốc thành Trạm Thủy sản Núi Cốc dưới sự quản lý của Công ty vật tư

nông nghiệp tỉnh Thái nguyên. Đến tháng 7 năm 2004 Trạm thủy sản Núi Cốc chuyển từ Công ty CPVTNNN Thái Nguyên chuyển sang Trung tâm thủy sản Thái Nguyên quản lý. Đến tháng 10 năm 2012 Trạm thủy sản Núi Cốc chuyển từ Trung tâm Thủy sản Thái Nguyên sang Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc. Từ năm 1976 đến nay Trạm thủy sản Núi Cốc đang ngày một phát triển góp phần xây dựng một xã hội văn minh hơn cho vùng Núi Cốc nói riêng và cho tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Xí Nghiệp thủy sản Núi Cốc là đơn vị sản xuất thủy sản, sản xuất cá giống, nuôi cá thịt và đánh bắt cá ở các hồ chứa... điều kiện sản xuất còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên, đặc biệt nguồn nước nuôi cá và phục vụ cá để nhân tạo trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)