Xác định và nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 77 - 79)

Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường thì việc nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình quản lý kinh doanh của đơn vị. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, song song với quá trình ổn định cơ cấu tổ chức sản xuất, Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc cũng quan tâm đến hoạt động nghiên cứu theo dõi nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của thị trường qua những lần cử cán bộ đi sang các thị trường trong nước, quốc tế để thăm quan, học tập kinh nghiệm (Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Lan, Singapor…), tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm đặc sản vùng, miền (Hội trợ cá tra và các sản phẩm thủy sản Việt Nam…).

Ngoài ra các nguồn tài liệu mà Xí nghiệp sử dụng để nghiên cứu thị trường như:

Các tài liệu xuất bản trong nước: Tạp chí thủy sản, niên giám thống kê, các cuộc hội thảo, báo chí hàng ngày…

Các bản tin chuyên mục của các phương tiện truyền thông, truyền hình Qua các đánh giá, dự báo, phân tích của các đơn vị thông tin.

Thông tin về thị trường của các cơ quan quản lý Nhà nước như: Tổng cục Thủy sản, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Tuy nhiên, các nguồn thông tin thu thập ở trên vẫn chưa thể giúp xí nghiệp thực hiện hoạt động nghiên cứu khách hàng mục tiêu hoàn thiện. Hoạt động này của xí nghiệp còn mang tính thụ động, chủ yếu là phục vụ cho những thị trường truyền thống có sẵn, hoặc khách hàng tự tìm đến và thiết lập mối quan hệ với xí nghiệp. Các thị trường chủ yếu của xí nghiệp vẫn là thị trường trong tỉnh và một số tỉnh phụ cận như Bắc Kan, Hà Giang…

2.2.2 Chính sách sản phẩm

Sản phẩm là yếu tố quan trọng đầu tiên của marketing – mix, các yếu tố còn lại của chính sách này được xác định trên yếu tố sản phẩm đã được xác định. Quyết định về sản phẩm của xí nghiệp là đưa ra các quyết định về cơ cấu chủng loại sản phẩm, chất lượng, bao bì và nhãn hiệu của sản phẩm.

Cơ cấu chủng loại sản phẩm thủy sản của xí nghiệp được căn cứ vào: điều kiện, khả năng sản xuất hàng hóa của xí nghiệp và nhu cầu của thị trường.

Sản phẩm thủy sản của xí nghiệp chủ yếu là cá giống và cá thương phẩm cơ bản từ hoạt động nuôi trồng. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống, chiếm khoảng 70% diện tích và sản lượng, bao gồm: cá mè, trắm, chép, trôi...; các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: rô phi đơn tính, chép lai, chim trắng, điêu hồng... và loài đặc sản ba ba, lươn, ếch, cá tầm… chiếm khoảng 30%.

Chất lượng sản phẩm:

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại trên thương trường đầy cạnh tranh thì cũng phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Nhận thức được điều này thì xí nghiệp thủy sản Núi Cốc luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm của đơn vị mình, đảm bảo tiêu chuẩn của ngành.

Chất lượng đảm bảo kéo theo sự gia tăng sản lượng xuất bán của xí nghiệp. Một số bạn hàng đã đánh giá cao về chất lượng sản phẩm của xí nghiệp hơn trước, thậm chí đã có thêm những khách hàng mới được giới thiệu. Tuy nhiên hiện nay chất lượng thủy sản của xí nghiệp vẫn chưa đáp ứng được xu thế gia tăng nhu cầu của khách hàng, mà nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện nuôi trồng, khai thác còn bị hạn chế.

Bao bì, nhãn hiệu: Xí nghiệp chưa chú trọng đến việc thiết kế và đưa ra một nhãn hiệu, bao bì quy chuẩn cho sản phẩm thủy sản hồ Núi Cốc. Bao bì hiện sử dụng vẫn hết sức giản đơn, không có sự khác biệt nào so với các sản phẩm thủy sản thường thấy tại các chợ, điểm bán lẻ khác.

2.2.3 Chính sách giá

Vì Xí nghiệp thủy sản Núi Cốc chỉ là một đơn vị nhỏ nên khi tham gia vào thị trường về cơ bản là phải chấp nhận giá. Ngoài ra, mặt hàng thủy sản là mặt hàng có tính đồng nhất cao, ít có khả năng tạo sự khác biệt nên nếu đặt giá cao thì khách hàng dễ chuyển sang mua của đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy khi đưa ra quyết định giá bán cho sản phẩm của mình thì xí nghiệp chấp nhận mức giá của thị trường.

Do vậy xí nghiệp nên đề ra biện pháp nhằm đảo tối thiểu hóa chi phí sản xuất để có thể đảm bảo khả năng chống đỡ được những rủi ro mang tính khách quan.

2.2.4 Chính sách phân phối

Đối với hoạt động kinh doanh thì việc lựa chọn kênh phân phối vừa thuận lợi nhưng cũng vừa là vấn đề khó khăn cho đơn vị. Thuận lợi ở chỗ xí nghiệp có nhiều khả năng lựa chọn kênh phân phối để rút ngắn khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể lựa chọn được kênh phân phối phù hợp với mục đích yêu cầu và khả năng của đơn vị.

Kênh phân phối mà xí nghiệp đang sử dụng theo cả hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp.

Tuy nhiên mối liên kết trong kênh phân phối còn hết sức lỏng lẻo, chưa có sự ràng buộc chặt chẽ giữa các thành viên kênh, mối quan hệ thường diễn ra ở các hợp đồng mua bán riêng lẻ, đứt đoạn. Các bên tham gia ít có sự gắn kết lâu dài và họ thường mặc cả quyết liệt để có thể mua với giá thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp thủy sản núi cốc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)