V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS ĐÀO DUY HUÂN
b. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến phụ thuộc
4.4 Thảo luận kết quả
Kết quả nghiên cứu xác định được sáu thành phần trong thang đo động lực: (1) Thu nhập phúc lợi, (2) thương hiệu và văn hóa, (3) công việc, (4) đồng nghiệp, (5) chính sách đãi ngộ, (6) lãnh đạo trực tiếp ảnh hưởng đến động lực làm việc nhân viên tại Công ty PVPipe. So sánh với các kết quả trước đây như sau:
STT Kovach (1987) Giao hà – Quỳnh Uyên 2015 Lâm Thị Ngọc Mỹ (2018) Nghiên cứu hiện tại (2020)
1 Công việc thú vị Tiền lương, Chính sách đãi ngộ Thu nhập và phúc lợi 2 Được công nhận đầy đủ thành tích công việc
Đào tạo thăng
tiến Lãnh đạo
Thương hiệu và văn hóa công ty
3 Cảm giác được tham gia
Điều kiện làm việc tốt
Sự phù hợp của công việc
Công việc
4
Công việc ổn định
Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp Thương hiệu và văn hóa Công ty Đồng nghiệp
5 Lương cao Công việc thú vị Đồng nghiệp Chính sách đãi ngộ
6 Sự thăng tiến và phát triển
nghềnghiệp
Được tự chủ trong công việc
Lãnh đạo trực tiếp 7 Điều kiện làm việc tốt Được công nhận đầy đủ trong công việc 8 Sự gắn bó của
cấp trên với nhân viên
Lãnh đạo công ty
9 Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị 10 Sự hỗ trợ của
quản lý trực tiếp trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân
Trong số các yếu tố thì nhóm yếu tố Thu nhập và phúc lợi có hệ số hồi quy lớn nhất là 0.269, tức là có mức ảnh hưởng lớn nhất đến động lực làm việc. Công ty PVPipe là một Công ty thành viên của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) trực thuộc Tập đoàn DKVN. Do đó, mức thu nhập của người lao động có mức bình quân cao hơn so với các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra Công ty PVPipe có các chế độ phúc lợi cũng khá tốt bao gồm: xây nhà công vụ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức xe đưa đón, tổ chức cung cấp bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối cho người lao động… Tuy nhiên, thời gian vừa qua, giá dầu giảm dẫn đến khó khăn cho ngành dầu khí trong đó có PVPipe. Công ty đã thực hiện các chính sách tiết giảm chi phí trong đó có bao gồm cả giảm lương của người lao động, dẫn đến động lực làm việc của người lao động bị giảm 1 phần. Tuy nhiên, công ty cũng có đánh giá và xác định các nhân sự chủ chốt và duy trì mức lương hợp lý để giữ lại người lao động có trình độ cao.
Yếu tố tác động thứ 2 đến động lực làm việc là “Thương hiệu và văn hóa công ty” với hệ số hồi quy là 0.237. PVPipe là Công ty sản xuất ống thép duy nhất ở Việt Nam sản xuất ống thép cung cấp cho các dự án dầu khí và được tổ chức API (American Petroleum Institute) cấp chứng chỉ chất lượng. Trong thời gian từ năm 2013 đến 2019, Công ty PVPipe đã sản xuất hơn 450 km đường ống cho các dự án dầu khí trong nước, bao gồm dự án NamConSon 2 – Phase 1 và NamConSon 2 – Phase 2, White Tiger, Sư Tử Nâu,,,.với chất lượng và tiến độ đáp ứng. Do đó hiện nay thương hiệu PVPipe là niềm tự hào của người lao động. Ngoài ra, PVPipe là Công ty thành viên của PVGas (PVGas nắm giữ 99% cổ phần), một đơn vị chuyên
kinh doanh các sản phẩm khí lớn nhất Việt Nam. Năm 2015, PVGas lọt vào top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Hãng tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance (Anh) công bố và đứng thứ 2 trong top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất Việt Nam do Công ty VietNam Report công bố. Do đó yếu tố “Thương hiệu và văn hóa công ty” cũng tác động khá cao đối với động lực làm việc của nhân viên công ty theo kết quả kiểm định là phù hợp với thực tế.
Yếu tố tiếp theo là Công việc. Ngày nay, nhân viên ngày càng chú trọng đến yếu tố công việc, đến sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp xem đó là yếu tố quan trọng để phấn đấu của cuộc đời. Để duy trì được chứng chỉ API, hằng năm PVPipe phải trải qua việc audit của API Audior. API có những yêu cầu rất khắt khe về việc tuân thủ các tiêu chuẩn và phải cập nhật các phiên bản tiêu chuẩn khi có sự thay đổi. Do đó, người lao động được phân công công việc hợp lý, chuyên nghiệp và cũng có nhiều thử thách khi hàng năm phải vượt qua các kỳ sát hạch của tổ chức API nhằm duy trì chứng chỉ để sản xuất sản phẩm cho ngành dầu khí.
Yếu tố đồng nghiệp và lãnh đạo trực tiếp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Công ty PVPipe. Trong các nghiên cứu về sau, ta nhận thấy rằng mối quan hệ trong công việc được mở rộng ra không chỉ là mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý, mà mối quan hệ giữa đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Ngày nay, các doanh nghiệp nâng cao hình thức làm việc nhóm, nhu cầu giao tiếp xã hội cũng nâng cao. Vì vậy, mối quan hệ và sự hỗ trợ của đồng nghiệp ảnh hưởng nhiều đến động lực làm việc của nhân viên. Để đáp ứng nhu cầu công việc, Công ty PVPipe đã tổ chức các khóa đào tạo hàng năm để nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên và luôn khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ cũng như tạo môi trường công bằng để thăng tiến. Do đó chính sách đãi ngộ cũng tác động đến động lực làm việc của nhân viên Công ty.
Tóm tắt chương 4
Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu phân tích số liệu đã thu thập được. Dữ liệu trước khi đưa vào nghiên cứu đã được sàng lọc, làm sạch và mã hóa.
theo giới tính, độ tuổi, thời gian công tác, trình độ học vấn.
Qua các bước kiểm định như đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo, phân tích nhân tố khám phá ( EFA) kết quả có sáu nhân tố từ trong thành phần thang đo có độ tin cậy trong việc đo lường động lực làm việc. Đó là động lực làm việc đối với thu nhập và phúc lợi, thương hiệu và văn hóa công ty, công việc, đồng nghiệp, chính sách đãi ngộ, cấp trên trực tiếp.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có ba nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh đến động lực làm việc là động lực với thu nhập và phúc lợi, thương hiệu và văn hóa công ty, công việc. Ba nhân tố còn lại cũng có ảnh hưởng đến động lực làm việc nhưng với mức độ nhỏ hơn.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Kết luận.
Xuất phát từ nhu cầu về giải pháp trong công tác quản trị nguồn nhân lực, làm sao để phát huy tối đa nguồn lực con người; khuyến khích họ nỗ lực hết mình để tạo ra năng suất lao động ngày một cao hơn nhằm giúp Công ty PVPipe nói riêng và các doanh nghiệp nói chung khai thác nguồn tài nguyên nhân lực một các hiệu quả nhất, tạo lợi thế cạnh tranh vượt qua và phát triển bền vững trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao và đặc biệt trong bối cảnh giá dầu giảm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty PVPipe. Tác giả đã tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo Công ty có cái nhìn khách quan hơn về nguồn nhân lực.
Nghiên cứu được bắt đầu từ mục tiêu nghiên cứu và tham khảo cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây về động lực làm việc của nhân viên, tác giả thực hiện việc xây dựng phương pháp nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu và các thang đo để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty.
Kết quả nghiên cứu đã thể hiện có 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên với mức độ lần lượt từ cao đến thấp: Y = -0.565 +
0.269*Thu nhập phúc lợi + 0.237*Thương hiệu văn hóa + 0.223*Công việc + 0.159 * Đồng nghiệp + 0.151*Đãi ngộ + 0.147* Lãnh đạo trực tiếp.
Thu nhập và phúc lợi, thương hiệu và văn hóa công ty, đồng nghiệp, chính sách đãi ngộ và cuối cùng là lãnh đạo trực tiếp.
Từ kết quả hồi quy, tác giả đã đưa ra những kiến nghị về giải pháp mang tính thực tế về: Thu nhập và phúc lợi, thương hiệu và văn hóa công ty, đồng nghiệp, chính sách đãi ngộ...Với mong muốn giúp Công ty và các doanh nghiệp khác hoàn thiện hơn nữa về công tác tổ chức, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động về chức năng quản trị nguồn lực.