Tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua yếu tố công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí việt nam (PV PIPE) (Trang 85 - 87)

V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS ĐÀO DUY HUÂN

b. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến phụ thuộc

5.2.3 Tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua yếu tố công việc

0.223]

Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua việc áp dụng các yếu tố công việc:

Phân công công việc hợp lý: Trước khi giao việc cho nhân viên, doanh nghiệp phải đánh giá kiến thức - năng lực - thái độ làm việc (KSA) để bố trí con người phù hợp theo vị trí công việc, đúng người đúng việc và công việc được giao rõ ràng, cụ

thể. Giao việc cũng là một nghệ thuật trong quản trị không quá áp lực nhưng cũng không quá đơn giản tạo sự nhàm chán làm cho nhân viên không nỗ lực trong công việc của mình.

Làm cho công việc thú vị hơn: Công việc thú vị là khi nhân viên có một cảm giác đam mê, yêu thích công việc của mình. Khi nhân viên đã thành thạo công việc của mình, hãy giao cho họ những công việc có độ khó hơn với trách nhiệm rõ ràng. Ví dụ: lập kế hoạch làm việc, phối hợp với các phòng ban khác và hoàn thành các công việc khác... Có thể thay đổi vị trí công việc, nếu họ có năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó.

Xây dựng mục tiêu mang tính thách thức: Một nhân viên có năng lực là khi họ được giao những nhiệm vụ khó khăn, thách thức thì họ thường cố gắng nỗ lực hết mình để chứng tỏ bản thân. Công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc với những công việc mới mẻ và thách thức để khuyến khích họ phát huy tiềm năng sáng tạo, xây dựng lòng tự tin và đồng thời đem lại nhiều giá trị hơn cho công ty. Mục tiêu cần phải đạt được tính thách thức và khả thi.

Mục tiêu cá nhân phải gắn với mục tiêu của phòng ban và của toàn công ty:

Mục tiêu cần được thông báo rõ ràng, nhân viên thường làm việc tốt hơn là khi không được thông báo về mục tiêu, hơn nữa nó thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn để được khen thưởng.

Đào tạo nhân viên: Nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực để sử dụng thông tin, phương pháp, kỹ thuật hoặc thiết bị trong việc thực hiện các trách nhiệm cụ thể. Nhân viên được đào tạo để phát triển chuyên môn làm cho họ cảm thấy tự hào hơn và có cảm giác thành đạt cũng như được nhìn nhận trong công việc.

Trao quyền: Việc trao quyền - ủy quyền cho nhân viên trách nhiệm và quyền hạn thực hiện công việc theo cách của họ có thể giúp tận dụng năng lực nhân viên và làm cho nhân viên thấy họ được tín nhiệm và có giá trị đối với tổ chức. Rủi ro do những quyết định của nhân viên được giao quyền sẽ rất nhỏ khi doanh nghiệp có

chương trình huấn luyện, kèm cặp tốt. Trong khi hiệu quả từ việc ủy quyền là rất lớn: làm cho nhân viên làm việc hưng phấn hơn, muốn đóng góp nhiều hơn cho công ty và nhà quản lý cũng có thời gian tập trung vào việc khác quan trọng hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí việt nam (PV PIPE) (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)