Cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố lạng sơn tỉnh (Trang 26 - 28)

Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH từngbước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển KT - XH, chính trị, an ninh, quốc phòng. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM bao gồm 11 nội dung, được cụ thể hóa trên 19 tiêuchí và nguyên tắc thực hiện như sau: + Xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 nay được thay bằng Quyết định số 1980/QĐ- TTg ngày 17/10/2016 và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nay được thay bằng Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

+ Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính

cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định, tổ chức thựchiện. + Được thực hiện trên cơ sở kế thừa, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.

+ Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ chuyên ngành ban hành).

+ Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vaitrò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng NTM” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng NTM.

Điểm mới của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM hiện nay:Xây dựng NTM hiện nay có những điểm khác biệt so với xây dựng NTM trước đây: Thứ nhất,

xây dựng NTM theo tiêu chí chung cả nước, được định trước. Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước, không thực hiện thí điểm, nơi làm nơi không. Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng NTM, không phải nhà nước hay các tổ chức Chính trị - xã hội, mà người dân tự xây dựng. Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêu quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn.

Như vậy, xây dựng NTM chính là thực hiện chương trình phát triển toàn diện, vững chắc nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm nâng cao đời sống người dân và sự phát triển. Đó là quá trình thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường; trong đó có hàm ý là tạo ra những “con người mới” có văn hoá trong môi trường NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố lạng sơn tỉnh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)