Hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố lạng sơn tỉnh (Trang 99 - 110)

- Tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: Tiếp tục nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; chú trọng xây dựng Đảng bộ và các tổ chức Đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; thực hiện tốt công tácđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn theo quy định.

- Tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh: Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân; Chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả, kiềm chế sự gia tăng các tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội. Tăng cường đầu tư cơ swor vật chất, nâng cao năng lực của lực lượng công an xã. Nâng cao chất lượng xã đạt tiêu chí về Quốc phòng và An ninh. Xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng;đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào kết quả thực hiện và tình hình thực tế của thành phố Lạng Sơn trong xây dựng NTM hiện nay, tác giả đề xuất thực hiện bẩy nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng NTM như: Đẩy mạnh công tác chỉ đạo điều hành, huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình; Tăng cường tuyên truyền về xây dựng NTM, về nội dung, ý nghĩa, cách thức, vai trò của người dân...; Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình, trong đó tăng cườnghuy động vốn từ cộng đồng dân cư; Phát triển sản xuất và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh các hình thức liên kết, tổ chức sản xuất kinh doanh, tăng cường đào tạo nghề cho lao động nôngthôn...; Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực nông thôn; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; và cuối cùng đó là làm tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm kịp thời khích lệ động viên các tấm gương điển hình trong công tác xây dựng nông thôn mới. Từ các nhóm giải pháp trên vận dụng để triển khai thực hiện các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế - xã hội của chương trình.

KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua thời nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương tác giả thấy rằng thành phố Lạng Sơn đã triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được một số kết quả khả quan như về công tác lập quy hoạch đã được thực hiện một cách đồng bộ trên cả 3 xã của thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng đất. Các đường trục xã, trục thôn đã được đầu tư nâng cấp cải thiện với chất lượng tốt đảm bảo cho sự di chuyển, vận tải của người dân địa phương, công trình thủy lợi được đầu tư xây mới, nâng cấp đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân, 100% các hộ dân được sử dụng điện thường xuyên và an toàn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm đầu tư, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai thực hiện, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; nông dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, đời sống nông dân từng bước được cải thiện. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một đáp ứng tốt hơn. Công tác vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên, liên tục và đang từng bước hình thành phòng trào vệ sinh đường làng ngõ xóm trong nhân dân. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, dân chủ ở cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, diện mạo nông thôn mới được hình thành ngày một rõ nét. Đến nay cả 3 xã tiếp tục giữ vững 19 tiêu chí đã đạt được và từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Kiến nghị

Nhìn chung thành phố lạng sơn đã thực hiện khá tốt công tác quản lý, triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và kết quả đạt được là rất khả quan 03/03 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, hiện nay đang trình hồ sơ đề nghị công nhận thành phố Lạng Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên để kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn ngày càng phát triển, cuộc sống người dân dần được nâng cao hơn

nữa, các xã trên địa bàn tiếp tục duy trì đạt chuẩn nông thôn mới thì bên cạnh phát huy những mặt đã đạt được cần khắc phục hạn chế như:

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn, phát triển kinh tế trang trại, đồi rừng, áp dụng các biện pháp khoa học vào sản xuất, tạo mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm với người nông dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Tăng cường huy động nguồn lực và sự đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp để thực hiện chương trình tạo thành phong trào rộng khắp. Chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn cho nhân dân, cán bộ hiểu đúng, hiểu sâu về nhiệm vụ xây dựng NTM.

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm thúc đẩy công tác chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các nguồn tài liệu in

1 Các văn bản pháp quy

[1]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26- NQ/TW, Về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Hà Nội.

[2]. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11/3/2016 về việc ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 -2020, Hà Nội.

[3]. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.

[4]. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.

[5]. UBND thành phố Lạng Sơn (2013), Quyết định Số: 2060/QĐ-UBND, ngày 06/8/2013 của UBND thành phố Lạng Sơn về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020.

2 Giáo trình

[6]. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[7]. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb ĐàNẵng.

[8]. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.

[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.

3 Báo cáo

[11]. UBND thành phố Lạng Sơn (2016), Tổng kết 6 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2020.

[12]. Niên giám thống kê (2016), Chi Cục Thống kê thành phố Lạng Sơn.

[13]. Đảng bộ thành phố Lạng Sơn (2015), Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Lạng Sơn lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 -2020.

[14]. UBND thành phố Lạng Sơn (2017), Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Lạng Sơn giai đoan 2017 – 2020.

[15]. Báo cáo sinh hoạt học thuật của Vũ Đình Quyết,

www.ntu.edu.vn/Portals/62/bmQTKD/.../SHHT%20thang%2012_Thay%20Quyet.doc

B. Các nguồn tài liệu điện tử 4 Trang Web

[16]. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực nông nghiệp Hàn Quốc (2012), http://laocai.gov.vn, ngày 25/07/2012.

[17]. Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (2013), http://thongtinhanquoc.com, ngày 9/2/2013.

[18]. Phong trào đổi mới nông thôn ở Hàn Quốc (2013), http://www.tap chicongsan.org.vn, ngày 11/3/2013.

[19]. Nâng cao thu nhập cho nông dân Hàn Quốc (2013), www.cmard2.edu.vn, ngày 23/9/2013.

[20]. Tiếp tục phát huy nội lực để xây dựng nông thôn mới ở Ninh Bình

[21]. Nông thôn mới Ninh Bình: Tăng tốc và hiệu quả (2014), http://baocong thuong.com.vn/, ngày 14/05/2014.

[22]. Thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM (2007), http://sonong nghiep.haiduong.gov.vn, ngày 3/6/2007.

[23]. Hải Dương thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trong thực hiện chương trình xây dựng NTM (2013), http://dang congsan.vn, ngày 17/6/2013. [24]. Xây dựng NTM ở Vĩnh Phúc (2011), http://nnptntvinhphuc.gov.vn/, ngày 1/3/2011.

[25]. Lê Thế Cương (2013), Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam, http://www.tapchicongsan.org.vn/, Học viện Kinh tế chính trị, Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, ngày 11/3/2013.

[26]. http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/29304302-nang-cao-hieu-qua-chuong- trinh-muc-tieu-quoc-gia-xay-dung-nong-thon-moi.html

[27]. https://sachviet.edu.vn/threads/xay-dung-nong-thon-moi-trong-phat-trien-kinh-te- xa-hoi-o-tinh-bac-ninh.47298/

PHIẾU ĐIỀU TRA

Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn

Phiếu số:……

Xin Ông/bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dâu (X) vào các ô trống và viết vào phần để trống có dấu chấm (...) đối với những câu hỏi dưới đây. Xin trân trọng cảm ơn.

I: Thông tin về hộ điều tra

1.1 Thông tin về người phỏng vấn 1. Giới tính:…………Tuổi:……….

2 Địa chỉ: Thôn……….xã ……….., thành phố Lạng Sơn 3. Trình độ văn hóa:

Cấp 1 Trung cấp

Cấp 2 Cao đẳng

Cấp 3 Đại học

Bổ túc văn hóa

1.2 Thông tin về hộ điều tra

4. Số nhân khẩu của hộ……Số lao động nông nghiệp….nam…nữ 5. Nghề nghiệp chính của hộ

Trồng trọt Nuôi trồng thủy sản

Trồng lúa Tiểu thủ công nghiệp

Chăn nuôi Nghề phi nông nghiệp

6. Mức thu nhập bình quân/hộ từ hoạt động sản xuất kinh doanh? ………..triệu đồng/hộ.

II: Sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch và thực hiện xây dựng nông thôn mới

7.Ông bà đã tham gia vào việc lập kế hoạch phát phát triển thôn lần nào chưa?

Nếu có thì nguyên nhân chính ông/bà tham gia lập kế hoạch là?

Lãnh đạo thôn cử đi Vì mục tiêu cá nhân Người dân thôn cử đi Vì sự phát triển chung

Tự nguyện tham gia Nguyên nhân khác: Nếu không thì tại sao?

Không quan tâm Không có thời gian Không được lựa chọn Nguyên nhân khác:

III: Sự tham gia của người dân trong các cuộc họp thôn

8. Khoảng cách thời gian trong các lần thôn tổ chức họp về chương trình nông thôn mới?

7 ngày 21 ngày

14 ngày 1 tháng

Khoảng cách khác:

9. Tỷ lệ tham gia của các hộ gia đình trong thôn khoảng…....%.

30% 80%

50% 90%

70% 100%

Tỷ lệ khác:

10. Sự đồng tình về chương trình nông thôn mới của các hộ khoảng ..…..%.

30% 80%

50% 90%

70% 100%

Tỷ lệ khác:

IV: Sự tham gia của người dân trong hoạt động phát triển thôn.

11: Các buổi họp có đưa việc phát triển thôn ra bàn bạc, thảo luận công khai không?

12. Ông/bà có gặp khó khăn gì trong việc tham gia xây dựng chương trình nông thôn mới?

Có Không

Nếu có thì khó khăn là gì?

………. 13. Gia đình đóng góp trong việc huy động nội lực của thôn theo phương thức nào?

Theo nhân khẩu Theo hộ gia đình

Theo lao động Theo nghề ngiệp

14. Nguồn đóng góp của gia đình cho chương trình từ đâu?

Nguyên liệu sẵn có Công lao động gia đình Thu nhập gia đình Khác:

15. Vấn đề ông/bà muốn giải quyết khi tham gia vào mô hình nông thôn mới?

Khó khăn cơ sở hạ tầng Muốn Nhà nước trợ cấp

Khó khăn về kinh tế Muốn hợp sức cùng Nhà nước

V: Sự tham gia giám sát của người dân

16. Ông/bà có tham gia giám sát các hoạt động của thôn không?

Có Không

Nếu có thì hình thức giám sát là gì?

………. Nếu không, tại sao?

……….

VI: Hiệu quả từ việc xây dựng mô hình nông thôn mới

17. Thu nhập của gia đình có tăng sau chương trình nông thôn mới không?

Có Không

Nếu có, từ những nguồn nào?

18. Tác động của xây dựng mô hình nông thôn mới đến thu nhập của người dân?

Sản xuất tăng Không có tác động

Chăn nuôi tăng Thêm nghề mới

19. Tác động của xây dựng mô hình nông thôn mới đến môi trường? Tăng ô nhiễm

Giảm ô nhiễm Không tác động

20. Gia đình chọn giống mới vào sản xuất lý do gì?

Tăng năng suất cây trồng Tăng thu nhập cho gia đình

Tăng độ phì của đất Do được hỗ trợ

Do nhiều người chọn

21. Lý do gia đình tham gia làm đường bê tông thôn, xóm? Tiện cho đi lại, vận chuyển

Bảo vệ môi trường xung quanh Do yêu cầu của thôn 22. Nguồn nước gia đình đang sử dụng?

Nước mưa Nước lọc

Giếng khơi Giếng khoan

Nước máy công cộng Nguồn khác

VII: Một số đánh giá chung

23. Việc thực hiện kế hoạch có xuất phát từ nhu cầuthực tế của người dân?

Có Không

24. Theo ông/bà cần làm gì để triển khai hoạt động chương trình NTM tốt nhất? Do dân tự làm

Cần sự giúp đỡ của ban ngành Kết hợp giữa các nguồn trên

25. Người dân có khả năng đáp ứng huy động về nội lực không?

Có Không

26. Cách thực hiện kế hoạch có phù hợp với điều kiện của địa phương, gia đình không?

Có Không

27. Phương thức huy động vốn của UBND xã là gỉ?

Nguyên liệu sẵn có Công lao động gia đình Tiền Khác:

28. Để chương trình nông thôn mới phát triển cần làm gì?

………... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố lạng sơn tỉnh (Trang 99 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)