1.5.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh phía Nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có đặc điểm tự nhiên hết sức đa dạng, vừa có vùng đồng bằng trồng lúa nước, vừa có vùng đồi núi để phát triển trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, lại vừa có vùng biển để nuôi trồng thủy hải sản. Ngoài ra, thiên nhiên còn ưu đãi cho Ninh Bình nhiều danh lam thắng cảnh gắn với các di tích lịch sử nổi tiếng - tiềm năng cho sự phát triển ngành du lịch, là những điều kiện thuận lợi cho xây dựng NTM.
Sau khi triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay toàn tỉnh Ninh Bình đã chọn được 31 xã điểm xây dựng NTM, trong đó một số xã điểm bước đầu đã huy động đượcnhiều nguồn lực, tạo được phong trào khí thế thi đua xây dựng NTM; nhân dân nhiều nơi phấn khởi, tin tưởng và tích cực hưởng ứng tham gia phong trào; bộ mặt nông thôn một số nơi đã bắt đầu khởi sắc, hình hài xã NTM đang hiện hữu ngày càng rõ nét hơn. Qua đó, rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân về chủ trương, chính
Bước 1, thành lập Ban
Chỉ đạo và Ban quản lý
Chương trình NTM
Bước 2,tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về xây dựng NTM
Bước 7, giám sát,
đánh giá và báo cáo
định kỳ về tình hình
thực hiện dự án.
Bước 4, lập đề án (kế hoạch)
xây dựng NTM (gồm kế hoạch
tổng thể đến 2020, kế hoạch 5
năm, kế hoạch từng năm
Bước 5, xây dựng quy hoạch NTM Bước 6, tổ chức thực hiện đề án (kế hoạch) Bước 3, khảo sát đánh giá thựctrạng
nông thôn theo 19 tiêu chí
sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền xây dựng NTM được thực hiện gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM... Qua đó, đã phát huy vai trò chủ động, tích cực tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn Tỉnh.
Hai là, để triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ngay từ đầu, Tỉnh đã xác định rõ công tác xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá, quan trọng trong xây dựng NTM. Do đó, các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo, tập trung lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; đồng thời, các địa phương đã huy động sức dân phù hợp với khả năng của từng vùng. Phong trào làm đường giao thông nông thôn đã được đông đảo nhân dân Ninh Bình nhiệt tình hưởng ứng, tạo ra hiệu ứng lan tỏa rộng khắp. Nhiều gia đình đã tự nguyện hiến đất, chặt cây, phá cổng, dỡ tường ràođể mở rộng mặt đường theo quy hoạch, đề án được phê duyệt. Ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Nghị quyết số 01/NQ - HĐND thông qua đề án của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về cơ chế hỗ trợ xi măng đối với đường thôn xóm, bà con nhân dân đã hăng hái tham gia góp công, góp tiền mua vật liệu (cát, đá) để làm đường.
Tại nhiều xã điểm đã xuất hiện những cách làm hay như việc hỗ trợ thêm tiền cho các xã làm đường (từ 100 - 300 triệu đồng/xã) hoặc thay vì đóng góp bằng tiền, các hộ nghèo tuỳ tình hình cụ thể có thể đóng góp lao động làm đường nhiều hơn và bố trí lao động cấy, gặt đổi công cho các hộ trong xóm để các hộ đóng giúp tiền làm đường do thôn xóm họp bàn quyết định. Đến đầu tháng 3-2013, Ninh Bình đã sửa chữa, nâng cấp hơn 464 km đường nông thôn với hơn ba nghìn tuyến đường có tổng kinh phí đầu tư là 179 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp là 111 tỷ đồng. Như vậy, nguồn lực từ nhân dân rất lớn. Nhiều công trình khác như: nạo vét kênh mương, công trình đê bao, lắp điện chiếu sáng, xây trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, công trình cấp nước sạch... phần lớn do người dân tự nguyện đóng góp [17].
Ba là, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tỉnh đã hướng dẫn, ban hành các cơ chế lồng ghép, quản lý vốn, huy động các nguồn lực để vừa đảm bảo được mục tiêu, vừa huy động được sức dân và nguồn lực khác của địa phương.Xác định xây dựng NTM là việc làm khó khăn, phức tạp, không chỉ cần một nguồn vốn lớn mà đây là một chương trình
lớn huy động sức người, sức của và cả tâm huyết của lãnh đạo, sự đồng thuận của người dân thì mới thành công. Kết quả, năm 2013, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn tín dụng Ninh Bình đã huy động được 412 tỷ đồng, người dân đóng góp trên 236 tỷ đồng, hiến 192ha đất và hàng nghìn hộ dân đã đóng góp ngày công lao động, nguyên vật liệu để xây dựng các công trình công cộng. Đặc biệt, chương trình đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng như xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa đã tạo thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa được mọi người dân ủng hộ, tham gia nhiệt tình.
Với nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 66.000 tấn xi măng đã hoàn thành xây dựng được 5.350 tuyến đường, với tổng chiều dài 536km phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân nhân, góp phần thay đổi diện mạo của các làng quê. Đồng thời, các hệ thống cầu cống, kênh mương đã xây mới và nâng cấp là 380 cầu cống dân sinh và 117 công trình thủy lợi, 31 trường mầm non, 7 trường tiểu học và 3 trường đạt chuẩn, 9 nhà văn hóa đạt chuẩn, nâng cấp và xây mới 3 sân vận động, 39 nhà văn hóa thôn, ba chợ nông thôn tại ba xã Khánh Thành, Ninh Hải, Khánh Thiện đều đạt chuẩn… sẽ là động lực tiếp sức cho năm 2014 đạt kế hoạch đề ra [18]. Việc huy động nguồn lực một cách cân đối đã không chỉ đảm bảo huy động được sức dân và các nguồn lực khác của địa phương mà qua đó còn đề cao trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng. Ngoài ra, với việc chủ động lồng ghép các chương trình cũng như lựa chọn những dự án cần ưu tiên, phù hợp với điều kiện thực tế, chương trình cũng đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng lại các quy chế, hương ước phù hợp với phong tục tập quán từng vùng, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng NTM. Đây chính là những căn cứ vững chắc để nhân dân góp công, góp sức cùng xây dựng NTM.
Bốn là, Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch, đồng thời những thành công, hạn chế, khó khăn trong triển khai thực hiện để có giải pháp tháo gỡ. Tính đến cuối năm 2012, mỗi xã điểm đã đạt thêm từ 3 - 5 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, tiếp tục thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư cho những công trình cấp bách, đầu tư hoàn thành hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng để phát huy hiệu quả đầu tư cũng như bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng nhằm đẩy
mạnh xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự ngày càng được giữ vững…
1.5.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có đường giao thông thuận lợi với nhiều thành phố khác. Trong những năm qua, KT - XH của Hải Dương đã có những khởi sắc ấn tượng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hải Dương đang hướng tới mục tiêu xây dựng: làng, xã văn minh, sạch đẹp; hạ tầng cơ sở được cải thiện đồng bộ; cộng đồng dân cư phát triển hài hòa; giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống; chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, tháng 6/2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Đề án xây dựng quy hoạch phát triển NTM trên địa bàn. Ngay sau đó, Tỉnh đã tiến hành phát động phong trào xây dựng NTM về: hạ tầng điện, đường, trường, trạm, kiên cố hóa kênh mương nội đồng; hoàn thành dồn điền đổi thửa... Qua đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng NTM như sau:
Thứ nhất, huy động sự tham gia vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Trong đó, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, việc cụ thể hóa và hướng dẫn của các ngành là rất quan trọng, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể cùng với sự chủ động tham gia tích cực của nhân dân là điều kiện quan trọng dẫn đến thành công của chương trình.
Thứ hai, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, khuyến khích nhân dân cùng tham gia đầutư xây dựng kếtcấuhạ tầng KT - XH. Nhờ có những chính sách đúng đắn, nhiều nơi nhân dân đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đường giao thông, nhiều tập thể, cá nhân đã ủng hộ ngày công, kinh phí hay nguyên vật liệu để thi công hạ tầng kỹ thuật nông thôn và đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình để sớm đạt đủ 19 tiêu chí NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia quy định. Đến ngày 31/10/2012, một số tiêu chí xây
dựng NTM đã đạt được nhiều kết quả: đường giao thông nông thôn đã được nhựa hoá, bê tông hoá là 3.748/5.166 km; đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 685/2.795 km; số km kênh mương đã được kiên cố hoá là 136.014/1.242.254 km; số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 64/257 trường; trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 194/250 trường; trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia 69/246 trường; số nhà văn hóa xã đạt chuẩn 406/1.026; số khu thể thao xã đạt chuẩn 40/536; số hộ còn nhà tạm 2.704 nhà. 91,5% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 77% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, 60,5% số hộ nông dân có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Kết quả huy động nguồn vốn trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM 10 tháng năm 2012 là: 3.484,996 tỷ đồng. Vốn tín dụng năm 2012 nông dân vay theo Nghị định 41 của Chính phủ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp: 3.214,507 tỷ đồng [19]. Đến tháng 6/2013, toàn Tỉnh đã có 168/229 xã được phê duyệt quy hoạch chung, 119/229 xã được phê duyệt quy hoạch chi tiết. 111/229 xã được phê duyệt, 24/229 xã đang chờ phê duyệt. Toàn Tỉnh có 1 xã đạt 16 tiêu chí là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, 1 xã đạt 14 tiêu chí và có 74 xã đạt 9 - 13 tiêu chí, 137 xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí [19]. Về hạ tầng giao thông đã có 153 km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 1101 km đường trục thôn được bê tông hóa; 68 km đường xóm được cứng hóa; 216 km đường ra đồng được bê tông hóa; kiên cố hóa 137,8 km kênh mương do xã quản lý; 101km hệ thống điện được xây dựng. Xây dựng 115 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; xây dựng 52 nhà văn hóa, khu thể thao; 13 chợ mới được xây dựng; xóa 437 căn nhà tạm, dột nát... [20].
Thứ ba, thường xuyên tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại địa phương. Sau một thời gian thực hiện, mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, song xây dựng NTM ở Hải Dương vẫn gặp nhiều khó khăn như: công tác quy hoạch xây dựng còn chậm, chất lượng quy hoạch thấp, chưa phối hợp tốt giữa các ngành chức năng, các địa phương, nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình xây dựng NTM còn hạn chế.
Mục tiêu đến năm 2020, sẽ xây dựng nông thôn Hải Dương có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng và đạt 19 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM, đến năm 2015 có 20% số xã được công nhận NTM, năm 2020 là 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM.
1.5.1.3 Bài học cho xây dựng nông thôn mới của thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015
Từ kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới của thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011 -2016 và những kinh nghiệm nêu trên, rút ra một số bài học cho xây dựng NTM trong phát triển KT - XH ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn như sau:
Một là: Xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên,phải được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quán triệt sâu sắc và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; làm cho người dân, cộng đồng ý thức đầy đủ về vai trò chủ thể của mình và toàn xã hội đồng thuận, trách nhiệm cao, chung sức xây dựng nông thôn mới.
Hai là:Cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp cần phải xây dựng chương trình và quy chế làm việc, phải phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm một loại việc và địa bàn cụ thể. Đặc biệt, phải phát huy được vai trò người đứng đầu cấp ủy.
Ba là: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để xây dựng nông thôn mới, đây là một chương trình mang tính tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh. Do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị; từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng nông thôn mới. Xóa bỏ tư tưởng trông chờ Nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ đối với từng tổ chức, từng ngành, tăng cường kiểm tra đôn đốc, đánh giá phân loại vào nội dung thi đua khen thưởng.
Bốn là: Ban Chỉ đạo các cấp phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các ngành, các tổ chức liên quan. Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban Chỉ đạo với các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Năm là: Khó khăn nhất trong xây dựng nông thôn mới là nhận thức, do vậy nơi nào coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng trong nhân dân về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Phát huy tốt quy chế dân chủ, công khai, minh bạch, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, tạo niểm tin cho quần chúng nhân dân; huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia thì phát